Nghĩa Trang Thai Nhi Hòn Thơm





Nghĩa trang thai nhi trên núi Hòn Thơm, Nha Trang

Lại một thai nhi bị bỏ rơi


Và thêm một thai nhi khác



Cầu nguyện cho thai nhi
Thai nhi Tống Phước Trung được mang tên thánh là An-rê


Hãy cho em một nấm mộ, dù chỉ nấm mộ nhỏ thôi

Cầu nguyện, tiễn đưa các em về với Chúa

Nơi an nghỉ của các thai nhi

Nghĩa trang Nhi đồng trên núi Hòn Thơm.
Mỗi cành hoa là nơi an nghỉ của 1 thai nhi bị mẹ bỏ rơi

Nghĩa trang Nhi đồng, ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06/2005
Bà con láng giềng đến thăm các cháu

Mỗi bông hoa là mỗi câu chuyện buồn, mà kể sao cho hết

JHS = Jesus Hominum Salvator = Giêsu, Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại
Hàng năm cứ đến ngày 13/07 là ngày giỗ chung của các cháu vì 2 thai nhi đầu tiên được chôn trên mãnh đất này là ngày 13/07/2004

Nơi rất ít người qua lại bởi sự khô hạn, thưa thớt dân cư. Nghĩa trang thai nhi Hòn Thơm nằm cô quạnh giữa lưng chừng núi, quay mặt về phía thành phố Nha Trang, cách trung tâm thành phố Nha Trang chỉ một con sông.
Tất cả các bé dù đã thành hình hay chưa đủ hình hài đều được nhóm thiện nguyện đưa về từ các nhà hộ sinh, bệnh viện, kể cả ở các bãi rác đường phố, hoặc trên bãi biển, ngoài vỉa hè đường, hay trong bọc ni-lông treo trên bờ rào, có những bé bị kiến bu đen bu đỏ và cả những bé bị chó mèo gặm dang dở, cắn xé rách nát …
Anh Phúc, một người rất nhiệt tâm trong việc tìm kiếm và cứu vớt các thai nhi. Lúc đầu anh Phúc gặp nhiều khó khăn vì nhiều người tưởng ông có mưu đồ bất chính, có người còn gọi anh là Phúc khùng. Thanh tra phường, xã liên tục mời anh lên để hỏi về công việc cưu mang, nuôi dưỡng những đứa bé bị vứt bỏ. Anh phải làm giấy tờ trình bày, rồi chạy tới chạy lui hàng chục lần để tìm sự cảm thông, chấp thuận.
Khi chuyện đất đai vừa tạm ổn thì lại gặp lấn cấn với các nhà hộ sinh, bệnh viện. Họ nghi ngờ một người cứ ngày ngày đi xin xác thai nhi. Từ tận trái tim mình, anh chân tình bày tỏ hết nguyện vọng, công việc, phương cách chôn cất bảo đảm vệ sinh môi trường. Một số nơi đồng ý, nhưng có nơi vẫn bắt anh phải làm lý lịch có xác nhận “không tiền án, tiền sự”, kể cả giấy khám sức khỏe “thần kinh bình thường”. Anh Phúc kể: “Thật lòng, lúc đầu đụng chuyện tôi cũng buồn lắm, bi quan nghĩ rằng sẽ chẳng đi tới đâu. Nhưng sau đó tôi lại rất thanh thản khi ngày càng có nhiều người hiểu và sẻ chia với mình!”
Trong một lần tâm sự, Anh Phúc gạt nước trên đôi mắt sũng ướt: mọi người ở đây đều đau đáu mong mỏi những nấm mồ được đặt tên người ruột thịt, nhưng đến nay mới chỉ có hai nấm mồ có đánh dấu. Hai nữ sinh viên quê tận miền Bắc, đang học ở thành phố Nha Trang, không dám cho con ra đời đã đến bệnh viện giải quyết, rồi quấn bọc ni-lông ôm thai nhi đã lớn của mình đến gửi nghĩa trang này. Hai cô gái khóc ngất khi rải nắm đất cho con, nhưng vẫn không đủ dũng cảm lấy tên mình hay tên người cha giấu mặt nào đó đặt cho con trên bia mộ. Những người thiện nguyện chứng kiến chuyện này rất buồn, nhưng rồi tự an ủi dù sao bé thơ nằm đó cũng không quá lạnh lẽo. Hầu hết nấm mồ đều không tên tuổi và không có một người thân nào tiễn đưa hay viếng thăm, nhỏ nước mắt dù chỉ một lần!
Vừa rồi, chỉ có một bà mẹ sinh viên và bạn trai (có lẽ chính là cha của cháu bé) là người thân đầu tiên ghé lại cắm nén nhang trong ngày giỗ con. Cả nhóm thiện nguyện đã gạt nước mắt vì mừng tủi lẫn lộn! Tuy các bé thơ yên nghỉ ở đây đều giống nhau ở nấm mồ gạch đơn sơ, nhưng nhóm thiện nguyện vẫn cẩn thận dánh số ký tự và ghi nhật ký chi tiết ngày giờ, đặc điểm, nơi tìm được bé. Bởi họ vẫn hy vọng một ngày nào đó cha mẹ các bé sẽ quay lại tìm con mình. Mỗi cái tên đặt ra đều ghi nhớ cho các hài nhi về quê hương của mẹ đẻ: Tống Phước Xuân Tâm, Tống Phước Đắc Lắc, Tống Phước Ninh Hòa, Tống Phước Cam Ranh... Anh Phúc bảo: “Việc đặt tên cho các em như thế giúp cho những người cha, người mẹ lầm lỡ sau này có thể tìm lại được hài nhi, đứa con mà mình vứt bỏ”.
Theo thời gian, công việc lặng lẽ này ngày càng được nhiều người biết đến. Có phòng hộ sinh chuẩn bị sẵn cả bao cho cuối ngày họ đến nhận. Có những bà mẹ lặng lẽ bọc xác bé trong chiếc khăn tìm tới. Thậm chí cả những người mới chỉ quyết định không cho con mình ra đời cũng “xin một chỗ” trước khi vào phòng Kế Hoạch Hóa Gia Đình, mặc dù họ dứt khoát không để lại danh tánh cho thai nhi xấu số có một mộ bia đàng hoàng...
Tỷ lệ này ngày càng gia tăng nhanh ở lứa tuổi vị thành niên. Sau một thời gian cùng nhóm thiện nguyện thực hiện việc chôn cất những sinh linh bị bỏ rơi, anh Tống Phước Phúc trăn trở “Nếu mình chỉ làm như thế này mãi thì không làm được gì cứu vớt sự sống cho các bé nữa”. Vì vậy, không chỉ cưu mang những sinh linh bé nhỏ bị vứt bỏ, mái ấm của anh Phúc còn giang rộng vòng tay giúp đỡ cả những bà mẹ trẻ lỡ lầm để những mầm sống mong manh có cơ hội sinh tồn. Từ những người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ, cô học sinh nhỏ người non dạ, đến cô công nhân, tiếp viên bán cà phê, và cả người bán vé số, kiếm sống ngoài bãi rác… tất cả những ai mang ý định hủy hoại đi cái bào thai đang gượng sống đều được anh ân cần khuyên nhủ, mang về cưu mang dưới mái ấm của mình.
Anh Phúc thường đến những bệnh viện, nhà hộ sinh để khuyên nhủ, có lần anh đã bỏ dở việc, đội mưa tầm tã đến tìm cô gái đang sắp phá thai. Ngồi trước người mẹ đang suy sụp tinh thần, anh nhẹ nhàng khuyên: Em đừng hủy thai, tội nghiệp lắm! Anh biết không người mẹ nào lại không đau khổ khi bỏ rơi con mình cả. Nếu em khó khăn, anh sẽ giúp em nuôi bé cho đến khi nào em đủ điều kiện nhận lại”.
Bằng tấm lòng của mình, anh thợ xây Phúc đã đưa về nhà hàng trăm bé. Một căn nhà không đủ chỗ ở cho các em, anh còn liên hệ với một nhà thờ dưới Cam Ranh để chăm sóc cho 50 bé nữa. Cũng đã có trên 50 em nhỏ đã được mẹ quay lại đón về. Anh nói nhìn mẹ con đoàn tụ, vui sướng thế nào ấy, khó diễn tả lắm.
Mỗi số phận trong ngôi nhà 56/3 trong hẻm nhỏ đường Phương Sài đều có một câu chuyện đau buồn của riêng mình. Những bé thơ được anh đưa về nhà nuôi dưỡng đều lấy họ anh. Con trai thì tên là Vinh, con gái tên là Tâm. Chỉ khác nhau tên lót. Anh nói tên lót là tên quê của mẹ các bé. Anh đặt như thế để khi mẹ các bé quay lại tìm cho đúng con mình và cũng để tên các bé gắn với quê hương mẹ. 

Anh Tống Phước Phúc

Bông hoa do anh Phúc làm

Một thai nhi còn tất nhỏ


Anh Phúc với công việc thiện nguyện chôn cất các thai nhi từ năm 2004

Anh Phúc thút thít, đứng chết lặng nhìn lần nữa bé thơ bất hạnh trước khi chôn cất

Dường như cảm nhận được sự sống quí báu của mình, các bé đều rất ngoan ngoãn nghe lời

Nhìn những khuôn mặt bé thơ hồn nhiên xinh xắn, ít ai nghĩ các bé đã từng phải nằm giữa ranh giới sự sống và cái chết


Một trong những bảng danh sách những bé thơ đã được cứu sống