Đức Mẹ Guadalupé




Nội dung:
1. Đức Mẹ Hiện ra với Gioan Diego
2. Sự lạ nơi bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe
3. Hành hương thánh đường Đức Mẹ Guadalupe
4. Ý nghĩa cơ bản của bức hình
5. Sơ lược vài diễn tiến theo thời gian liên quan đến Ðức Mẹ Guadalupe


1. Đức Mẹ Hiện ra với Gioan Diego
         
Trước khi sơ lược lịch sử Mẹ Maria hiện ra với Gioan Diego tại Guadalupé, Mễ Tây Cơ, chúng ta lược qua bối cảnh xã hội tại đây trong thời gian 1519-1531.
Năm 1501, Columbus và đoàn thám hiểm phiêu lưu của ông đặt chân lên hải đảo Bahamas. Từ đó Bahamas và khu vực lân cận lần lần trở thành thuộc địa Tây Ban Nha. Năm 1511, Diego de Velázquez, vị Toàn Quyền đầu tiên của Tây Ban Nha ở Bahamas, khởi đầu kế hoạch bành trướng sang Mễ Tây Cơ. Việc này bắt đầu vào năm 1518 do Hernán Cortés, ông này được Toàn Quyền Diego de Valázquez chỉ định lãnh đạo cuộc bành trướng và đặt bản doanh tại Santo Domingo. Mễ Tây Cơ ngày đó dưới quyền hoàng đế Montezuma II, quốc vương địa phương Aztec. Thời đó, thổ dân có tục lệ tế người sống cho các thần của dân Aztec. Dân bản xứ tranh đấu đẫm máu chống lại người Tây Ban Nha kéo dài nhiều năm. Về phía tôn giáo, các nhà truyền giáo Tân Ban Nha cũng nhân cơ hội này đến truyền giáo tại đây, và việc truyền giáo tương đối khó khăn vì những hoàn cảnh này. Dẫu vậy, số người bản xứ tòng giáo ngày càng tăng thêm, nhưng tệ nạn xã hội về phía người Tây Ban Nha cũng như thổ dân cũng tăng thêm, về phía tôn giáo, các nhà lãnh đạo cũng gặp phải một số quyết định sai lầm.
Juan Diego, người được thị kiến, vốn tên là Cuautlatohuac (Con Phượng Hoàng hót), một thổ dân Aztec, đã đổi tên là Juan Diego khi tòng giáo.
Juan Diego sinh sống tại làng Cuautilan, gần Mexico City. Juan Diego lúc đó 57 tuổi, ngày ngày ông thường đi bộ 15 dặm (24 cây số) tới dự Thánh Lễ tại Tlaltelolco, phía bắc Mexico City.
Sáng ngày 9 tháng 12, 1531, một ngày đông lạnh, Juan Diego đang trên đường tới dự Thánh Lễ, khi ngang qua đồi Tepeyac, ông nghe tiếng như nhạc, như đàn chim hót, và tiếng gọi “Juanito, Juan Dieguito!” từ trên đồi vọng xuống. Juan Diego leo lên đồi, đi chừng 130 bước, ông thấy một Vị Phụ Nữ đẹp ở giữa những bụi xương rồng, và những bụi cây sa mạc khác. Vị Phụ Nữ nói với Juan Diego:
“Nghe này Juan, con trai yêu dấu và bé nhỏ nhất của Mẹ. Con đang đi đâu thế?”
Juan đáp:
“Thưa Đức Bà của con, Nữ Vương của con, con đi thiệt xa mãi tới ngôi nhà nhỏ của Người ở Tlatelolco để tham dự Thánh Lễ”.
Vị Phụ Nữ nói cho Juan Diego biết về Người:
“Này con trai yêu dấu của Mẹ, con hãy tin chắc rằng Mẹ là Đấng Trọn Đời Trinh Khiết Vẹn Toàn, Thánh Mẫu Thiên Chúa đích thực, Thiên Chúa là Đấng Ban Sự Sống cho muôn loài, Đấng Tạo Hóa của mọi người mọi sự gần xa, Đấng là Chúa Tể Trời Đất.
Mẹ rất muốn người ta xây một thánh thất nhỏ dâng kính Mẹ tại đây. Tại đây Mẹ sẽ cho thấy, Mẹ sẽ ban cho mọi người lòng thương xót, sự giúp đỡ và bảo vệ của Mẹ. Mẹ là Mẹ hay thương xót các con. Mẹ thương xót tất cả mọi người sống hiệp nhất trên mảnh đất này, và toàn thể nhân loại, và tất cả những ai yêu mến Mẹ. Tại đây Mẹ sẽ nghe tiếng họ khóc than, những đau buồn của họ, Mẹ sẽ chữa lành và làm nhẹ bớt cho họ mọi đau khổ, thiếu thốn và bất hạnh chồng chất. Con hãy đến trụ sở đức giám mục, nói với ngài rằng Mẹ phái con đến cho ngài biết Mẹ rất muốn ngài xây dâng Mẹ một ngôi nhà tại đây ...”
Lập tức Juan Diego đến trụ sở đức giám mục Zumárraga, tại Mexico City, nhưng Juan Diego đã phải chờ đợi suốt nhiều giờ mới được đưa vào gặp đức giám mục. Người thông ngôn nói với đức giám mục:
“Người này đem những tin tức về những việc sẽ xảy ra trong vòng bảy ngày sau, và sau cùng sẽ thấy hàng trăm ngàn người Aztec ào ạt trở lại đạo và chấm dứt việc đem người sống ra làm lễ vật tế thần”.
Ngay sau đó Juan Diego được đưa ra cửa.
Juan Diego trở lại đồi Tepeyac và thấy Đức Mẹ đang chờ ông tại đó. Juan Diego vội vàng nói với Đức Mẹ về việc bị từ chối thẳng thừng:
“Thưa Đức Bà, con đã đi tới nơi Người bảo con đến để chuyển lời Người; mặc dầu con gặp khó khăn... Đức giám mục tiếp con tử tế và chăm chú lắng nghe, nhưng theo cách ngài trả lời con, thì hình như ngài chẳng hiểu gì cả; ngài không tin là thực... Con xin Đức Mẹ chọn người khác có địa vị cao hơn, được kính nể, trọng vọng, chuyển lời Đức Mẹ để đức giám mục có thể tin...”
Nhưng Đức Mẹ nói sứ mệnh đó chỉ được chu toàn qua Juan Diego. Ông bằng lòng cố gắng tiếp tục vào ngày hôm sau.
Ngày hôm sau, 10 tháng 12 năm 1531, Juan Diego giữ lời hứa với Đức Mẹ, ông trở lại trụ sở đức giám mục Zumarraga, nhưng lại thất bại.
Juan Diego lại đến gặp đức giám mục Zumarraga lần thứ ba vào ngày 11 tháng 12 năm 1531. Lần này đức giám mục xin Đức Mẹ ban “bằng chứng từ trời” mà ngài để tùy ý Đức Mẹ. Trở lại Tepeyac, Juan Diego nói với Đức Mẹ lời đức giám mục yêu cầu. Đức Mẹ bảo Juan Diego ngày hôm sau trở lại và Đức Mẹ sẽ ban dấu lạ đó.
Nhưng ngày hôm sau, Juan Diego xuýt nữa đã không trở lại trụ sở đức giám mục như đã hứa, vì ngay tối ngày Juan Diego đến tòa giám mục lần thứ ba đã nói trên, ông chú/cậu của Juan Diego bị mắc bệnh dịch, đã nhiều người chết vì bệnh này.
Sớm ngày 12 tháng 12 năm 1531, ông Juan Bernadino, chú/cậu của Juan Diego, nghĩ mình sắp chết, ông nhờ Juan Diego đi Tlaltelolco mời một linh mục tới giải tội và xức dầu (bệnh nhân) cho ông. Juan Diego vội vàng ra đi lúc 4 giờ sáng. Trên đường, Juan Diego đi ngang đồi Tepeyac, nhưng Juan không muốn ghé lại vì sợ trễ nếu Đức Mẹ đang chờ ông, ông đi theo đường sườn đồi phía bên kia. Nhưng Juan sửng sốt thấy Đức Mẹ từ trên đồi đi xuống gặp ông trên đường. Đức Mẹ tươi cười hỏi Juan:
“Việc gì thế? Con đang đi đâu?”
Juan Diego lúng túng hỏi:
“Sao mà mới sáng sớm đã gặp Người? Con mong rằng Người khỏe mạnh”.
Nhưng ý nghĩ về trách nhiệm cấp tốc của mình, Juan Diego xin lỗi Đức Mẹ để đi tìm linh mục cho chú/cậu của ông, và nói thêm:
“Sau khi con làm xong việc này, con sẽ trở lại đây để đi trao thông điệp của Người. Xin Đức Mẹ tha lỗi cho con. Xin chờ con một lát. Con không lừa dối Người đâu. Ngày mai con sẽ tới sớm”.
Đức Mẹ nói với Juan Diego:
“Này con yêu dấu của Mẹ, con hãy nghe và để cho thấm vào tim con; đừng để thứ gì làm con nản lòng, đừng để thứ gì làm con buồn phiền. Con đừng để thứ gì làm thay đổi trái tim con, hoặc sắc diện của con. Mẹ là Mẹ của con không hiện diện tại đây sao? Con không ở dưới bóng và sự bảo trợ của Mẹ sao? Mẹ không phải là nguồn mạch sự sống các con sao? Các con không ở trong nếp áo choàng của Mẹ sao? Các con không ở trong vòng tay Mẹ sao? Các con còn cần thứ gì khác nữa? Các con đừng sợ bất cứ thứ bệnh tật gì hoặc điều phiền toái gì, đừng lo âu hoặc đau đớn. Đừng để cho bệnh của cậu/chú của con làm con đau đớn, ông ấy không chết vì bệnh tật lúc này đâu. Con hãy tin chắc là ông ấy sẽ lành bệnh. Bây giờ con cần leo lên đồi nơi con đã thấy Mẹ trước kia và ngắt đem xuống đây cho Mẹ tối đa những bông hồng mà con có thể lấy”.
Trở lại nơi Juan Diego đã thấy Đức Mẹ những lần trước kia, ông ngỡ ngàng thấy rất nhiều hoa bồng thuộc đủ mọi loại, mọc giữa các khe đá, giữa những bụi xương rồng, và những bụi cây có gai khác. Juan thấy những bông hồng đó lóng lánh sương mai và hương thơm ngát. Ông muốn ngắt hết, nhưng có quá nhiều. Không có gì để đựng các bông hồng mới ngắt, Juan Diego cởi tấm áo choàng ra để bọc các bông hồng đó.
Cần sơ lược về tấm áo choàng tilma của Juan Diego. Áo tilma là thứ áo choàng theo truyền thống thổ dân Aztec, áo dài phủ khắp mình, có lớp ngoài ngắn hơn phủ trên vai, và cột lại ở cổ. Áo này làm bằng thứ vải lấy từ sợi xương rồng, trung bình thì chỉ hai mươi năm là mục rách. Nhưng tới nay đã hơn 460 năm, tấm áo này vẫn còn như mới.
Juan Diego bọc những bông hồng trong áo choàng và trở lại nơi Đức Mẹ đang chờ. Đức Mẹ sắp lại những bông hồng trong áo choàng của Juan Diego. Rồi Đức Mẹ túm gọn lại và bảo Juan Diego đừng xáo trộn những bông hoa đó, và chỉ mở gói đó cho chính đức giám mục Zumárraga coi.
Đến tòa giám mục, Juan Diego lại phải chờ đợi, có một vài người muốn lấy một vài hoa hồng Juan Diego đang cầm, nhưng khi họ đưa tay ra thì hoa đó tan thấm vào vải áo tilma của Diego chẳng khác gì được thêu vào áo đó.
Có người nào đó cấp tốc nói cho đức giám mục biết Juan cần được tiếp tức thời. Đức giám mục Zúmarraga đang thảo luận với một số nhân vật quan trọng, có thể là với Don Sebastián Ramírez y Fuenleal, vị toàn quyền mới của Mễ Tây Cơ.
Juan Diego được dẫn vào gặp đức giám mục. Có thể Juan đã nói đôi lời hoặc ông chỉ việc trao bọc hoa hồng đó cho đức giám mục hoặc để cho tấm áo choàng tự động mở ra. Những bông hồng tuyệt đẹp màu sắc rực rỡ và hương thơm ngào ngạt rơi xuống đất.
Những hoa hồng trái mùa lạ lùng này không thể nào có cách tự nhiên vào thời tiết lạnh ngắt như thế được ở Medxicô vào thời đó. Vấn đề này được điều tra nhiều lần, nhưng vẫn không thể xác định Juan Diego lấy những bông hồng đó từ đâu. Trong số các bông hồng đó, đức giám mục và tân toàn quyền ngạc nhiên nhất vì có loại hoa hồng Castilian, thời đó chưa được đưa vào Mexicô.
Mọi người hiện diện còn ngạc nhiên hơn nữa vì từ tấm áo tilma lúc này một hình ảnh từ từ hiện lên rõ ràng trước mắt họ. Juan thoạt tiên không nhìn thấy hình ảnh này, vì mắt ông mải nhìn đức giám mục lúc này đến quì trước tấm áo choàng của ông. Khi Juan nhìn xuống, thấy trên áo tilma có hình ảnh y hệt Đức Mẹ hiện ra với ông trên đồi Tepeyac.
Lập tức tin này truyền khắp trụ sở đức giám mục và khắp phố phường. Đức giám mục Zumárraga khóc và đứng lêm ôm Juan Diego và rõ ràng là ngài xin lỗi vì trước kia đã không tin lời Juan Diego. Đức giám mục ân cần mời Juan Diego lưu lại như một thượng khách của tòa giám mục.
Đức giám mục Zumárraga cho rước ảnh Đức Mẹ và đặt trong nhà nguyện riêng trước khi đưa tới trưng bày trong nguyện đường nhỏ đầu tiên xây trên đồi Tepeyac. Hàng ngàn thổ dân Aztec kính viếng ảnh Đức Mẹ và tất cả những xáo trộn và tệ đoan sát tế người sống chấm dứt.
Trở lại với Juan Diego. Sáng hôm sau, đức giám mục Zumárraga để Juan Diego trở về nhà. Khi tới nhà, ông thấy ông cậu/chú, Juan Bernadino, đã lành bệnh đang ngồi phơi nắng, ông Juan Bernadino cho Juan Diego biết Đức Mẹ đã hiện ra với ông và cho ông biết mọi việc xảy ra. Ông Berenadino cũng nói Đức Mẹ cho biết tước hiệu mà Người muốn người ta nói đến Người trong tương lai. Đức Mẹ muốn người ta gọi Người là: “Đức Thánh Maria, Toàn Vẹn Trinh Khiết, Đấng Sẽ Đạp Nát, Loại Trừ Con Rắn Bằng Đá”.
“Con Rắn bằng Đá” ám chỉ con rắn thần có lông vũ Quetzalcoatl, quái vật kinh khủng nhất trong các thần của thổ dân Aztec, mà mỗi năm, hàng ngàn người phải tế sống cho nó. Thổ dân Aztec dường như được thần ứng về điều này, và việc tế sống người đã thình lình chấm dứt. Vào năm 1539, có tới hơn tám triệu người Aztec nhận lãnh đức tin Công Giáo.
Ảnh Đức Mẹ, được in trong tấm áo choàng tilma của Juan Diego (được gọi là Đức Mẹ Guadalupé), cho thấy Đức Mẹ mang vóc dáng một phụ nữ thổ dân. Đức Mẹ mặc áo dài mầu nâu phớt hồng. Áo choàng xanh lá cây có viền vàng và những ngôi sao lóng lánh phủ từ trên đầu Đức Mẹ xuống tới chân. Hai tay Đức Mẹ chắp trước ngực, cho thấy cổ tay áo trong gần cổ tay áo dài. Điểm đặc biệt là Đức Mẹ mang thắt lưng nhỏ mầu đen hoặc nâu đậm, một tiêu biểu toàn vẹn trinh khiết của trinh nữ và được cởi ra trao cho người chồng trong ngày cưới theo tục lệ Aztec. Và Đức Mẹ đang mang thai. Đức Mẹ đứng trên vành trăng lưỡi liềm, được một thiên thần, sắc diện thổ dân, mặc áo dài tay mầu hồng, nâng đỡ. Phía sau Đức Mẹ là vầng hào quang hình bầu dục, có những tia sáng vàng tỏa ra chung quanh.
Ảnh Đức Mẹ trên áo choàng của Juan Diego ngày nay được bảo quản và trưng bày tại thánh đường Đức Mẹ Guadalupé, xây trên đồi Tepeyac theo lời Đức Mẹ. Giáo Hội nhìn nhận việc Mẹ Maria hiện ra với Juan Diego tại Gadalupé với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa Thực”. Tấm áo tilma và ảnh Đức Mẹ nhiều lần được để cho các khoa học gia khảo cứu. Các chất liệu trên áo vẫn còn nguyên phẩm chất tốt mặc dầu đã gần 500 tuổi, và mặc dầu loại vải bằng tơ xương rồng bình thường chỉ tồn tại được 20 năm.
Điều đặc biệt nhất là cặp mắt Đức Mẹ trong ảnh. Những ảnh chụp cặp mắt Đức Mẹ được các chuyên viên nhãn khoa nghiên cứu vào năm 1960, 1962, 1981. Cặp mắt có giác mạc y như mắt người sống. Các chuyên gia dùng quang tuyến, lazer, máy vi tính, phóng đại lên và nhìn nhận rằng đây là mắt người sống, họ không thể giải thích rằng đây là ảnh vẽ. Và trong đáy mắt ảnh Đức Mẹ, người ta thấy hình của ít nhất là ba người rõ ràng. Nhiều người tin rằng đây là hình ảnh đức giám mục Zumárraga và toàn quyền Ramírez y Fuenleal.


2. Sự lạ nơi bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe

Ảnh Đức Mẹ Guadalupe
được in trên tấm áo choàng tilma của Juan Diego

1. Áo Tilma giống như cái mền - chăn của Việt Nam, gọi là khăn thì không đúng vì nó dài và rộng, gọi là cái áo thì cũng không đúng vì nó không có tay áo, về mùa đông khoác vào để chống lạnh.
Các khoa học gia chuyên nghiên cứu về mắt và những bệnh liên quan đến mắt đã làm những thí nghiệm sau đây trên hai mắt của Đức Mẹ:
Khi luồng ánh sáng chiếu thẳng vào mắt, các cơ bao quanh mống mắt (iris) co lại làm thu nhỏ đồng tử (pupil), do đó ánh sáng đi xuyên qua đồng tử để vào võng mạc (retina) bị giảm đi. Khi tắt luồng ánh sáng, cơ mống mắt mở rộng làm cho đồng tử mở to ra.
Hiện tượng trên đây xảy ra giống như mắt người còn sống vậy, nó giống như khẩu độ (aperture) của camera mở to bé tùy thuôc vào ánh sáng.


2. Nhiệt độ áo khoác ngoài Tilma của thánh Juan Diego (dệt bằng sợi lấy ra từ cây xương rồng) có nhiệt độ không thay đổi là 98,6 độ F (37ºC), giống như thân nhiệt ở người. Nói cách khác, áo Tilma của thánh Diego luôn phát ra độ ấm là khoảng 98,6 độ F.


3. Một vị bác sĩ trong nhóm đã đặt ống nghe ở cái nơ đen tại chỗ eo của Đức Mẹ và đếm được mạch tim là 115 nhịp mỗi phút, giống như mạch tim của em bé trong bụng mẹ.


Các sơn bao phủ vải là một bí ẩn, về nguồn gốc của màu sắc cũng như cách thức mà nó được vẽ

4. Không có bất cứ một loại sơn nào ở trên trần gian này được dùng trên áo Tilma của thánh Juan Diego.
Nếu đưa hình gần lại mắt khoảng 3 tới 4 inches (8 tới 10 cm), người ta chỉ thấy vật liệu dệt bằng sợi của cây xương rồng, còn màu sắc của hình biến mất, khi đưa hình cách xa mắt khoảng 1 mét, ta thấy hình Đức Mẹ rõ trở lại.
Các nghiên cứu khoa học ngày nay không đủ khả năng để trả lời là: Màu sắc lấy ra từ đâu cũng như cách thức sơn. Họ không tìm thấy dấu vết lồi lõm của cọ sơn để lại trên hình hay bất cứ phương pháp sơn nào trên trần gian này để vẽ.
Các khoa hoc gia thuộc cơ quan Nasa (cơ quan hàng không và không gian Mỹ) xác định rằng vât liệu sơn dùng để vẽ không có mặt ở trên trái đất này (Có nghĩa rằng không có trong bảng hóa học phân loai tuần hoàn Periodic Table).
Không một quốc gia nào biết cách chế biến vật liêu đặc biệt (Laser gun, sơn không bị oxít hóa, vật chịu được nóng lanh, bền bỉ, vài trăm năm không bị hao mòn…) sẽ có khả năng kiểm soát thế giới, do đó Nasa gửi các nhà khoa học tới để nghiên cứu và bắt chước.
5. Khi vật liệu của áo Tilma được thử nghiêm dưới tia sáng Laze (Laser), (Vì đường kính của luồng ánh laze rất nhỏ và sắc hơn dao cạo, nên người ta dùng nó để chẻ và tách ra bề dầy của khăn vải), thử nghiệm cho biết rằng không có lớp màu sắc nào ngấm hoặc dính chặt vào đằng trước hay đằng sau mặt của áo vải, đó là một lớp màu sắc mỏng như film layer, bay ở trạng thái lơ lửng (không dính vào khăn vải) và cách mặt khăn vải độ 3/10 milimét mà không tróc ra khỏi tấm vải áo. Chiếc áo đã như tấm phim chớp lại hình ảnh Ðức Mẹ. Bức hình không có nét vẽ mà chỉ có những màu sắc được in vào như chớp ảnh.


Dệt bằng sợi từ cây xương rồng maguey - thô như vải bố, một loại vải rất không thích hợp để vẽ tranh, và sẽ nhanh chóng bị phân hủy, nhưng chiếc áo choàng và hình ảnh đã chịu đựng được gần 5 thế kỷ. Trước khi bức ảnh được bảo vệ nhiều hơn, dù trong một thời gian dài (116 năm) tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, không có bảo vệ chống bụi, độ ẩm, nhiệt, khói từ ngọn nến và sự cọ sát của hàng ngàn đối tượng cũng như sự tiếp xúc của vô số khách hành hương tôn kính bức ảnh, nhưng bức ảnh vẫn giữ được những màu sắc xinh đẹp như thuở ban đầu

6. Thông thường, khăn vải dệt bằng sợi cây xương rồng chỉ chịu được thời gian là 20 tới 30 năm mà thôi, sau đó sẽ bị mục nát với thời gian.
Cách đây vài thế kỷ, một tấm hình đã được họa lại trên một  khăn vải giống hệt vât liệu nhưng nó bị tan nát bởi thời gian sau vài chục năm.
Trong suốt gần 500 năm, tấm khăn phép lạ với hình Đức Mẹ vẫn tồn tại tốt như những ngày đầu tiên. Khoa học không tài nào giải thích được tại sao vật liệu làm khăn vải không bị mục nát với thời gian.
Những màu sắc trên chiếc áo nguyên thủy luôn bền vững in hình Ðức Mẹ Guadalupe, trong khung cảnh ở Tepeyac và đã được giữ lại không phai lạt, hư hỏng qua nhiều thế kỷ, bởi vậy khoa học kỹ thuật tiến bộ cũng không thể nào giải thích được.
Màu xanh trên khăn choàng của Ðức Mẹ trông như mới, mặc dù sức nóng của khí hậu nhiệt đới, màu hồng của chiếc áo phản chiếu ánh sáng tuyệt đẹp, trên nét mặt có những nét hòa hợp của người bản xứ và Tây phương với những nét đậm đà và trắng trẻo, sáng láng và tỏa ra màu rực rỡ như cánh bướm. Ðôi mắt đen nhánh và làn tóc của Mẹ cũng đầy những huyền nhiệm.


7. Vào năm 1791, tai nạn làm đổ axít (muriatic acid ~ clohiđric acid = HCl) vào phần trên phía tay phải của khăn vải và làm hư hại. Và khi đó, trong suốt 30 ngày, không có môt cuộc chữa trị đặc biệt nào, phần khăn vải cháy bởi axít từ từ “mọc lai” cách lạ lùng kỳ diệu.



8. Các ngôi sao trên hình áo choàng của Đức Mẹ phản ảnh giống hệt sự xếp đặt các vị trí mà chúng được thấy đúng như trên bầu trời trong lúc phép lạ xảy ra. Hay nói cách khác, các nhà thiên văn học dùng computer đi ngược lại thời gian để truy lùng các tên cùng vị trí các ngôi sao và nhận thấy rằng các ngôi sao hiện trên áo Đức Mẹ giống hệt các ngôi sao xuất hiện ở bầu trời Mễ Tây Cơ vào ngày Đức Mẹ hiện ra.


Về phía bên phải áo choàng của Đức Mẹ Đồng Trinh, ta thấy các chòm sao phía nam theo thứ tự sau đây:
- Cao nhất ta thấy 4 sao kết hợp thành chòm sao Orphiuchus.
- Dưới đó về phía trái, ta thấy nhóm sao hình cung Thiên Xứng Libra, và xít về phía phải, bắt đầu bằng chòm sao hình cánh cung Hổ Cáp Scorpio trông giống như hình mũi tên.
- Phần giữa là chòm sao Chó Sói Lupus và về phía trái, kết thúc bằng sao Thủy Tinh Vương Hydra.
- Xuống nữa, ta thấy rõ ràng chòm sao Thập Tự Nam Southern Cross;  trên đó, nhóm sao Nhân Mã Centaurus xuất hiện giống hình thoi.


Còn về phía trái áo choàng của Đức Mẹ Đồng Trinh, người ta thấy các chòm sao phía bắc như sau đây:
- Chỗ vai của Đức Mẹ, có 4 sao thuộc phần của chòm sao Herdsman; Dưới đó và phía trái là chòm sao Gấu Lớn Great Bear; Xít về phía phải là sao Berenice’s Hair; dưới đó là Hunting Dogs gồm 2 sao, và về phía trái ta thấy có 1 vì sao Thuban sáng nhất trong chùm sao Draco.
- Dưới đó, có 2 sao song song với nhau và vẫn là thành phần của chòm sao Great Bear.
- Người ta còn tìm thấy những vì sao từ những 2 chòm sao khác như: 5 sao của chòm sao Auriga và 3 sao của chòm sao Thiên Ngưu Taurus.
Như thế, trong tổng số, 46 vì sao sáng nhất và vị trí của nó đã được nhìn thấy tại chân trời của vùng Thung Lũng Mễ Tây Cơ và đã đươc kiểm chứng bằng computer.

Sức mạnh quả bom (1921) làm cong cây thánh giá đồng và phá hủy mọi thứ xung quanh, phá vỡ sàn đá cẩm thạch và các cửa sổ trong vòng bán kính 150 mét, nhưng phần kính của bức ảnh gần quả bom vẫn không bị vỡ, tại thời điểm đó bức ảnh chưa được bảo vệ bằng kính chống đạn

9. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1921 (khoảng lúc 10 giờ 30), một người (vô thần) dấu quả bom có sức công phá mạnh ở trong lùm hoa và đặt ở dưới chân hình áo Mẹ, bom nổ đã phá hủy hoàn toàn tất cả những gì chung quanh, từ bàn thờ cho đến các chân đèn, các bình hoa, làm vỡ các cửa kính dãy nhà lân cận và nhiều vật chung quanh khác... chỉ còn lại hình áo của Mẹ nguyện vẹn.


10. Các khoa học gia khám phá mắt của Mẹ (trên áo) có ba đặc tính “khúc xạ” như người sống.
11. Trong mắt của Mẹ (đường kính = 1/3 inch), người ta khám phá trong con ngươi (đồng tử) có hình thánh San Diego, vì quá nhỏ không có bất cứ người họa sĩ nào trên thế gian này có thể vẽ được. Hình trong con ngươi mắt trái giống hệt hình trong con ngươi bên mắt phải.
Dùng kỹ thuật computer hiện đại để digitized phân chia hình con ngươi của Mẹ thành những hình vuông pixel nhỏ nhất (mà không mất đi chi tiết) rồi phóng to ra cho dễ thấy, phương pháp khoa học này cho thấy rằng mỗi mắt của Mẹ phản ảnh hình thánh Juan Diego trong lúc thánh nhân mở áo choàng Tilma của ngài cho giám mục sở tại Zumarraga xem.
Kích thước của hình thánh Juan Diego chỉ to bằng 1/100 inch (1/4 milimet ~ mỏng hơn 3 tờ giấy học trò).


Và một điều rất lạ lùng là trước đó đã có nhiều nỗ lực truyền giáo mà chẳng gặt hái được bao nhiêu kết quả. Vậy mà từ biến cố Đức Mẹ Guadalupe, thì chỉ trong vòng 10 năm đã có tới 10 triệu người theo Đạo Công Giáo. Do lòng nhân hậu thương xót của Chúa, bằng ơn thánh, Đức Mẹ đã đánh động trái tim của biết bao linh hồn.
Cùng với bức hình, Đức Mẹ đã hoán cải cmột quốc gia

Đức Mẹ Guadalupe - Mẹ Thiên Chúa
Bảo trợ của Mexico
Quan Thày các nước Châu Mỹ
Bổn Mạng của trẻ chưa sinh
Mẹ của nền văn minh tình yêu

Cẩm nang thành lập Hội Tông Đồ Thánh Thể Của Lòng Thương Xót Chúa nêu ý nghĩa tượng trưng của bức hình như sau:
“Hình Đức Bà Guadalupe cho thấy Mẹ mặc áo mặt trời chân đạp trên mặt trăng hình lưỡi liềm, tượng trưng cho địa vị cao cả của Mẹ - vĩ đại hơn các ngẫu tượng mặt trời hoặc mặt trăng mà thổ dân Aztec thờ cúng hồi đó. Mẹ mặc áo choàng màu ngọc lam xanh tượng trưng cho hoàng tộc, khoác ngoài áo dài màu hồng tượng trưng cho Tình Yêu Thần Thiêng. Đầu Mẹ hơi cúi xuống trong tư thế khiêm cung, tượng trưng cho người nữ tỳ của Chúa! Đai đen thắt ngang lưng và bông hoa bốn cánh in trên áo dài của Mẹ tượng trưng cho người nữ đang Mang Thai. Ngón tay út tách rời với các ngón khác trên bàn tay của Mẹ chỉ cho thổ dân Aztec biết rằng họ phải tin thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi Duy Nhất”.

Tục lệ sát tế người sống

Bức hình này của Mẹ đã tạo ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đối với dân Aztec đến nỗi chỉ trong vòng 5 năm sau đó khoảng 8 triệu dân Aztec và các thổ dân khác đã trở lại đạo Công Giáo! Từ đó rất thánh Đức Mẹ đã ngăn chặn được tục lệ dã man mổ ngực người sống để tế thần linh của họ! Chuyện này xảy ra sáu năm trước khi Columbus tìm ra được Thế Giới Mới này, dân Aztec đã xây một đền thờ mới tại Mexico. Họ tổ chức 4 ngày lễ sát tế mổ banh ngực của 72,344 người (72 ngàn 344) để lấy trái tim ra tế ngẫu thần của họ trong khi những người này còn đang sống!
Sự kiện dân Aztec trở lại đạo Công Giáo đã chấm dứt hoàn toàn tục lệ sát tế khủng khiếp này. Ngày nay hàng năm 20 triệu người, trong đó có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1970, đến hành hương tại thánh địa Guadalupe này để chiêm ngưỡng dung nhan mầu nhiệm Đức Bà, Thánh Mẫu của toàn thể châu Mỹ, và cầu xin cho tục sát tế thời đại mới và tâm lý phá thai quái đản của nền “văn hóa” sự chết của con người hiện đại hoàn toàn chấm dứt. Cũng như chân dung Mẹ Maria hiện ra trong tư thế của người nữ mang thai Hài Nhi Giêsu trong lòng thì Mẹ cũng là Đấng đầy lòng thương xót và Bảo Vệ sự sống cho tất cả các thai nhi vô tội, cho tất cả những người mẹ sanh con trong những hoàn cảnh khó khăn, cũng như chính Mẹ đã “sanh Con đầu lòng bọc Con trong tã lót và đặt nằm trong máng cỏ, bởi vì thánh gia đã không tìm được chỗ trọ trong lữ quán”.
Bức hình đã gây không ít sửng sốt cho các khoa học gia. Tất nhiên những kẻ hoài nghi vẫn rêu rao rằng chuyện Guadalupe chỉ là hoang tưởng và dị đoan mê tín. Tuy nhiên họ cứ thử nói như vậy với giáo sư Phillip Callahan của đại học Florida và giáo sư Jody Smith của Pensacola, FL. xem sao. Năm 1979, hai vị này đã chụp cả thảy 60 tấm ảnh của bức hình mầu nhiệm này, trong đó nhiều tấm chụp bằng tia cực tím để xem có một phác họa nào ẩn tàng phía dưới bức hình này chăng. Người ta còn dùng kỹ thuật vi tính để chụp nhiều tấm ảnh khác để tăng cường nghiên cứu xem bức hình này phát xuất từ đâu, như ông Francis Johnston đã tường thuật trong tác phẩm nhan đề là Sự Kỳ Diệu Của Guadalupe (The Wonder of Guadalupe) do nhà xuất bản TAN Books, ấn hành năm 1981:


“Khoa học không thể cắt nghĩa được bức hình Guadalupe hiện lên năm 1531 xuất xứ từ đâu. Không ai cắt nghĩa nổi làm sao mà sau năm thế kỷ, màu sắc của bức hình vẫn giữ được vẻ trong sáng y nguyên như lúc ban đầu. Rõ ràng là không có một nét phác họa nào ẩn tàng bên dưới bức hình, hoàn toàn không có dấu vết một chất keo hoặc chất sơn dầu đánh bóng nào trong bức hình này. Không có chất keo bảo trì thì tấm ‘áo choàng tilma’ đã mục nát từ lâu, và không có sơn dầu bảo vệ thì bức hình cũng tiêu tan luôn vì đã tiếp xúc nhiều với khói đèn nến và những chất ô nhiễm khác…
Dưới kỹ thuật khuyếch đại cao, bức hình cho thấy không hề có dấu hiệu phai mờ hoặc nứt rạn của màu sắc, một hiện tượng hoàn toàn không thể hiểu nổi sau 450 năm. (Tính đến năm 1981) Thấu kính cực mạnh cũng cho thấy sự kiện kinh ngạc là việc cái tilma được dệt một cách thô sơ cũng được cố ý sử dụng một cách hết sức tài tình chính xác để tạo chiều sâu cho nét mặt của bức hình… Các tấm ảnh chụp cận cảnh (rất gần) bằng tia hồng ngoại cho thấy không có vết cọ lên xuống, và những lỗ hổng nhìn thấy rõ rệt chứng minh cho sự kiện không có chất keo nào trên mảnh áo choàng này…
“Áo dài màu hồng và áo choàng màu xanh của Đức Bà đáng cho ta nghiên cứu kỹ hơn, bởi vì tất cả sắc tố mà chúng ta biết để tạo ra những màu này dưới những điều kiện tự nhiên thì đã phải phai mờ từ lâu rồi, và sức nóng như thiêu đốt của mùa hè Mexico chỉ có thể tăng tốc tiến trình gây hư hại cho bức hình mà thôi. Vậy mà màu sắc vẫn tươi sáng như lúc ban đầu. Người ta khám phá ra rằng màu hồng của áo dài nhìn qua ánh sáng hồng ngoại tuyến thì trong suốt chứ không mờ đục, và sự kiện này càng tăng thêm một vẻ huyền bí khác. Đa số các sắc tố màu hồng đều mờ đục trước ánh sáng hồng ngoại tuyến, nhưng tuyệt nhiên không có vết tích nào như vậy trong bức hình cả…
Giáo sư  Callahan kết luận rằng: “Nghiên cứu bức hình là một kinh nghiệm đầy xúc động của đời tôi… Một khoa học gia mà nói như vậy quả là kỳ cục, nhưng đối với cá nhân tôi thì bức hình nguyên thủy này là một mầu nhiệm”.

Chân dung thánh Juan Diego

Đức Mẹ Bảo Vệ Tuổi Thơ











Đức Mẹ chữa bệnh cho ông chú của thánh Juan Diego


Bổn mạng nước Mêxicô

Hầu hết các nhà thờ ở Mêxicô đều có tòa kính Mẹ

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kính viếng Đức Mẹ Guadalupe





Tiến sĩ Richard Kuhn

Vào năm 1936, giáo sư Friz Hahn ở Mexico, lấy hai sợi chỉ (màu đỏ và màu vàng) từ tấm áo gởi cho tiến sĩ Richard Kuhn (trưởng khoa hóa học Ðại Học Kaiser Wilhelm ở Heidelberg (Đức) và là người được giải thưởng Nobel về hóa học năm 1938), sau khi nghiên cứu cùng với các giáo sư của phân khoa đã đi đến kết luận là màu sắc của các sợi chỉ không nằm trong danh sách những màu sắc mà họ đã nghiên cứu và hiểu biết. Hình ảnh được hình thành không do màu sắc tự nhiên, động thực vật hoặc khoáng chất, và vào thời đó cũng không có thuốc nhuộm tổng hợp. Các nghiên cứu khoa học không phát hiện ra nguồn gốc của các màu sắc hình ảnh hình thành hoặc cách thức mà nó được vẽ. Không có dấu vết của nét cọ hoặc kỹ thuật vẽ tranh nào khác được biết đến.

Tiến sĩ Javier Torroella Bueno

Năm 1956, tiến sĩ Torroela-Bueno, một bác sĩ về nhãn khoa, xét nghiệm con mắt của Ðức Trinh Nữ trong bức ảnh. Tiến sĩ Javier Torroella Bueno nghiên cứu kỹ lưỡng và cũng đi đến kết luận là chiếc áo choàng của Thánh Juan Diego đã chớp lại hình của Ðức Mẹ theo như định luật quang học và chớp ảnh. Chiếc áo đã như tấm phim chớp lại hình ảnh Ðức Mẹ khi thánh Juan Diego đứng trước mặt Ðức Mẹ. Mắt Đức Mẹ có ba đặc tính khúc xạ như mắt người sống, sự co lại võng mạc và sự biến dạng của hình ảnh hoàn toàn phù hợp với độ cong của giác mạc.


Hình ảnh Đức Trinh Nữ Guadalupe. Cũng như tấm Khăn liệm Turin, đấy là hình ảnh không do bàn tay con người tạo ra, như xác nhận do nhà khoa học Philip Serna Callahan và Jody Brant Smith đã chứng minh qua phân tích bằng quang tuyến x-rays. Họ đưa ra kết luận như sau: “Kết quả tìm được từ bức hình ở Guadalupe không thể giải thích được”.



Ngày 7 tháng 5 năm 1979, các nhà khoa học và các thành viên của Nasa, Jody Brant Smith (tác giả của cuốn sách Những hình ảnh của Guadalupe, chuyện hoang đường hay phép lạ?) - giáo sư về thẩm mỹ và triết học tại Pensacola College, và Philip Serna Callahan - một lý sinh học chuyên về hội họa tại Đại học Florida (tác giả của cuốn sách Chiếc áo choàng dưới tia hồng ngoại, một phân tích hồng ngoại và nghệ thuật của hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria trong Vương Cung Thánh Đường Guadalupe). Kết quả phân tích áo choàng tilma cho thấy màu sắc áo choàng không phải là một trong những yếu tố được biết đến trên trái đất và không thể tìm thấy sơn gốc về hình ảnh, không có nét cọ, sự hình thành của những hình ảnh thật bí ẩn.
Nghiên cứu tấm áo, chụp ảnh bằng tia hồng ngoại, họ phát hiện rằng không có dấu vết của sơn và vải không được điều trị bằng bất kỳ kỹ thuật nào. Ở cách khoảng 10 cm, người ta chỉ thấy vật liệu dệt bằng các sợi vải thô maguey, còn màu sắc thì biến mất.
Các nhà khoa học đã thực hiện một chùm tia laser đi ngang qua miếng vải, họ phát hiện màu sắc không ngấm hoặc dính chặt vào đằng trước hay đằng sau của áo vải nhưng các màu sắc nổi ở khoảng cách 3/10 milimet mà không cần chạm vào tấm vải. Những màu sắc nổi trong không khí trên bề mặt của chiếc áo choàng, nhưng không chạm vào.

Giáo sư Jose Aste Tonsmann


Tiến sĩ Tonsmann giải thích những phát hiện trong mắt của Đức Trinh Nữ Guadalupe


Tiến sĩ Jose Aste Tonsmann (tác giả cuốn sách Đôi mắt của Đức Trinh Nữ Guadalupe), người đứng đầu trung tâm khoa học của thành phố Mexico, chuyên về số hóa, mất hai năm làm việc chuyên sâu, năm 1979, ông xuất bản nghiên cứu mới nhất của ông về mắt và chiếc áo choàng với đầy đủ chi tiết và hình ảnh.
Sau khi mở rộng hàng ngàn lần, Tiến Sĩ Jose Aste-Tonsmann tuyên bố đã tìm thấy có ít nhất bốn hình ảnh của con người (có khoảng 13 người) hiện ra trong cả hai mắt của Ðức Trinh Nữ.
Các hình ảnh trong mắt của Đức Mẹ được mở rộng bởi công nghệ kỹ thuật số: Hình ảnh của Juan Diego mở áo choàng của mình trước Đức Giám Mục Zumarraga, một người đàn ông với tay vào cằm trong sự ngưỡng mộ, một người đang cầu nguyện, vài tu sĩ dòng Phanxicô và một số trẻ em…
Khoa học hiện đại không có lời giải thích về sự kỳ diệu của hình ảnh Đức Trinh Nữ Guadalupe. Đó là một thực tại vượt qua tất cả các khả năng tự nhiên, vì vậy bạn có thể kết luận rằng: Đây là một sự kiện siêu nhiên.

Tiến sĩ Jean-Pierre Dickès

Một sự kiện xảy ra tại Vương Cung Thánh Đường Santa Maria de Guadalupe.
Ngày 1 tháng 5 năm 2007, tiến sĩ Jean-Pierre Dick (chủ tịch hiệp hội y tá và bác sĩ Công Giáo) tuyên bố với những bình luận về sự kiện xảy ra vào ngày 24 tháng 4 năm 2007 tại Vương Cung Thánh Đường Santa Maria de Guadalupe ở Mexico, một ngày sau khi quyết định của hội đồng thành phố này hợp pháp hoá phá việc thai theo yêu cầu cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, mà đã bị cấm cho đến khi đó.
Hôm ấy, vào cuối Thánh Lễ cầu cho các thai nhi là nạn nhân của tội phá thai tại Vương Cung Thánh Đường Guadalupe. Trong khi nhiều người chụp ảnh chiếc áo choàng Tepeyac tôn kính trong Vương Cung Thánh Đường, đám đông khách hành hương lộn xộn, hình ảnh của Đức Trinh Nữ bắt đầu mờ dần để nhường lối một ánh sáng mạnh phát xuất từ ​​lòng Mẹ, một hào quang rực rỡ có hình thức phôi thai. Vị trí của các ánh sáng thực sự xuất phát từ tử cung của hình ảnh Đức Trinh Nữ, và không phải là một sự phản ánh cũng không phải do tạo tác.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận tính xác thực của bức ảnh, hình ảnh không đến từ sự phản ánh nào, nhưng theo nghĩa đen đến từ bên trong hình ảnh của Đức Trinh Nữ, ánh sáng được tạo ra là rất trắng, tinh khiết và mạnh mẽ. Ánh sáng này được bao quanh với hào quang và xuất hiện nổi bên trong bụng của Đức Trinh Nữ, có đặc điểm của một phôi thai người trong tử cung.
Với nạn phá thai lan tràn khắp thế giới và mỗi ngày có vô số trẻ em vô tội bị giết hại thảm thiết mà nhiều người lại coi là chuyện rất bình thường. Với việc hợp pháp hóa phá thai càng làm cho tệ nạn này tăng cao, lương tâm con người thêm khô cứng, chính bà mẹ sẽ kết án tử hình cho đứa con của họ và con số những đứa trẻ đáng thương bị giết hại sẽ còn tăng hơn rất nhiều.
Một phép lạ nhỏ đã xảy ra, một hào quang xuất hiện với hình phôi thai người nơi bức ảnh Đức Trinh Nữ Guadalupe thể hiện ý muốn của Thiên Chúa không đồng ý về phá thai, một lỗi phạm khủng khiếp tuyệt đối  bị nghiêm cấm trong Giáo Hội Công Giáo.
Các bà mẹ hãy bảo vệ đứa con của mình, đừng xuôi theo tệ nạn xã hội, hãy bảo vệ đứa con của mình, đừng nghe lời kẻ xấu dụ dỗ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy bảo vệ đứa con của mình, và những người như thế, thật sự là những anh hùng!

Hình ảnh của Đức Trinh Nữ đã bắt đầu nhường đường cho một ánh sáng

Ánh sáng thực sự xuất phát từ tử cung của hình ảnh Đức Trinh Nữ

Ánh sáng không đến từ sự phản ánh nào, nhưng theo nghĩa đen đến từ bên trong hình ảnh của Đức Trinh Nữ

Ánh sáng được tạo ra là rất trắng, tinh khiết và mạnh mẽ

Ánh sáng này có hình dạng của phôi thai ở tử cung của Đức Trinh Nữ Guadalupe



Tiến sĩ Adolfo Orozco, với nhiều bài giảng, nhà nghiên cứu tại viện vật lý Mexico khẳng định về những điều kỳ diệu nơi bức ảnh  Đức Trinh Nữ Guadalupe là “hoàn toàn ra khỏi tất cả các giải thích khoa học”

Giáo sư Victor Campa Mendoza đã không chút nghi ngờ, ông đã tích lũy đủ bằng chứng để chứng minh điều đó, trong tiếng Tây Ban Nha giáo sư khẳng định “Đây không phải là một hành động của con người nhưng do Thiên Chúa”





Tiến sĩ Eduardo Chávez Sánchez giải thích ý nghĩa một số biểu tượng trên bức hình








1  2  3  4  5