Này con cái là hồng ân của CHÚA,
con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban. (Tv 127,3)
Bầy con sinh hạ thời son trẻ
tựa nắm tên người dũng sĩ cầm tay. (Tv 127,4)
con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban. (Tv 127,3)
Bầy con sinh hạ thời son trẻ
tựa nắm tên người dũng sĩ cầm tay. (Tv 127,4)
Cha con, con hãy hết lòng tôn kính,
và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau. (Hc 7,27)
Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành,
công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng? (Hc 7,28)
và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau. (Hc 7,27)
Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành,
công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng? (Hc 7,28)
Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa,
thì hãy còn có Chúa đón nhận con. (Tv 27,10)
thì hãy còn có Chúa đón nhận con. (Tv 27,10)
37 Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần.
38 Họ đổ máu vô tội, máu con trai con gái của mình…
39 Họ đã thành dơ bẩn vì những hành vi đó… (Tv 106,37-39)
39 Họ đã thành dơ bẩn vì những hành vi đó… (Tv 106,37-39)
Ước gì cha mẹ con được hỷ hoan
và người sinh ra con được mừng rỡ. (Cn 23,25)
và người sinh ra con được mừng rỡ. (Cn 23,25)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Được ban cho một "linh hồn bất tử" ( x. GS 14 ), con người là "thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ" ( x. GS 24,3 ). Ngay từ lúc tượng thai, con người được Thiên Chúa tiền định để hưởng hạnh phúc đời đời.
Ngay từ lúc mới được thành thai, đứa bé đã có quyền sống. Trực tiếp phá thai, như là mục đích hay phương tiện đều là "một hành vi ô nhục" (x. GS 27, 3 ) vi phạm nghiêm trọng luật luân lý. Hội Thánh ra vạ tuyệt thông cho kẻ phạm tội này.
Bộ Giáo Luật hiện hành điều 1398 qui định: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết (Latae sententiae)”. Việc không hề biết là mình lỗi luật không làm cho luật mất giá trị, có nghĩa là dù không biết, luật vẫn buộc.
Vạ tuyệt thông tiền kết nghĩa là: Ngay sau khi phạm, đương sự tức khắc bị vạ, không cần Giáo Hội phải công bố.
Vậy những ai bị vạ tuyệt thông tiền kết trong việc phá thai?
Những người mắc vạ là người đi phá thai, những người thực hiện và những người đồng loã phạm tội (Điều 1329).
Có sự đồng loã phạm tội khi nhiều người cộng tác với chủ ý chung là thực hiện cùng một hành vi tội phạm.
Những người mắc vạ tuyệt thông tiền kết do phá thai:
- Mẹ của thai nhi.
- Y tá, bác sĩ thực hiện việc phá thai, hoặc dược sĩ bán thuốc phá thai.
- Những người đã xúi giục, khuyến khích việc phá thai.
- Cha mẹ, anh chị em, bè bạn... đã tham gia tích cực vào việc phá thai.
Phá thai” hay “đình chỉ thai kỳ” là sự can thiệp thô bạo và chủ ý của con người nhằm chấm dứt tiến trình phát triển tự nhiên của bào thai và trục xuất thai nhi ra khỏi dạ mẹ, trước khi nó được sinh ra.
“Thai kỳ” bắt đầu với việc trứng được thụ tinh và, trong điều kiện bình thường, kết thúc với việc sinh nở (trong khoảng 280 ngày). Do đó, bất kỳ sự can thiệp nào nhằm hủy diệt tiến trình này và đưa đến cái chết của bào thai đều là hành động phá thai.
Nhiều phương pháp được gọi là ngừa thai như đặt vòng hoặc dụng cụ hình chữ T, hay dùng các loại thuốc: Norplant, Depo-Provera, Morning after pill, RU-486, Ella... hoặc hút điều hoà kinh nguyệt, đi điều kinh, thông kinh… tất cả những thứ này đều là phá thai, nếu nói chính xác hơn là phá thai sớm!
Nhiều loại thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường thường được quảng bá, dán nhãn hiệu là thuốc ngừa thai, nhưng thật sự nó là thuốc phá thai. Bởi lẽ khi tinh trùng của người nam kết hợp thành công với noãn sào (trứng) của người nữ và tạo thành thai phôi, thì sự sống con người đã bắt đầu. Từ khi vừa mới được hình thành thì thai phôi đã có sự sống rồi, hủy diệt thai phôi tức là phá thai, là giết người.
Thánh Vịnh 139
13 Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
14 Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!
Hồn con đây biết rõ mười mươi.
15 Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.
16 Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy;
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự. (Tv 139,13-16)
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
14 Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!
Hồn con đây biết rõ mười mươi.
15 Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.
16 Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy;
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự. (Tv 139,13-16)
Sách Khôn Ngoan đoạn 12
5 Bọn độc ác sát hại trẻ thơ,
bọn bày tiệc uống máu ăn thịt người, ăn cả gan cả ruột,
bọn gia nhập những hội tế thần,
6 bọn cha mẹ sát nhân giết cả những con người chưa thể tự vệ ;
hết thảy những bọn đó,
Ngài đã muốn dùng tay cha ông chúng con mà tiêu diệt,
7 để cho vùng đất Ngài quý chuộng hơn hết
tiếp nhận được đoàn lũ con cái Ngài,
những người xứng đáng tới chiếm ngụ. (Kn 12,5-7)
bọn bày tiệc uống máu ăn thịt người, ăn cả gan cả ruột,
bọn gia nhập những hội tế thần,
6 bọn cha mẹ sát nhân giết cả những con người chưa thể tự vệ ;
hết thảy những bọn đó,
Ngài đã muốn dùng tay cha ông chúng con mà tiêu diệt,
7 để cho vùng đất Ngài quý chuộng hơn hết
tiếp nhận được đoàn lũ con cái Ngài,
những người xứng đáng tới chiếm ngụ. (Kn 12,5-7)
Sách Khôn Ngoan đoạn 14
22 Ngoài ra, không những họ chỉ hiểu biết sai lầm về Thiên Chúa
mà đang khi phải sống trong cuộc chiến khốc liệt vì u mê,
họ gọi những tai hoạ đó là hoà bình.
23 Họ giết trẻ thơ mà tế lễ,
họ làm những nghi thức bí truyền,
lại tổ chức những cuộc lễ man rợ,
theo những tập tục lố lăng.
24 Họ quả không coi trọng mạng sống
và xem thường cuộc hôn nhân trong sạch.
Người này giăng bẫy sát hại người kia,
người ta giết nhau bằng thủ đoạn
hoặc làm khổ nhau vì chuyện ngoại tình.
25 Nơi đâu cũng hỗn loạn :
đổ máu và giết người, cướp giật và lừa đảo,
nhũng lạm, bất tín, bạo loạn, bội thề.
26 Vàng thau lẫn lộn, bội nghĩa vô ân,
tâm hồn nhơ nhuốc, dục tình đồi bại,
rồi hôn nhân hỗn loạn, ngoại tình và phóng đãng. (Kn 14,22-26)
mà đang khi phải sống trong cuộc chiến khốc liệt vì u mê,
họ gọi những tai hoạ đó là hoà bình.
23 Họ giết trẻ thơ mà tế lễ,
họ làm những nghi thức bí truyền,
lại tổ chức những cuộc lễ man rợ,
theo những tập tục lố lăng.
24 Họ quả không coi trọng mạng sống
và xem thường cuộc hôn nhân trong sạch.
Người này giăng bẫy sát hại người kia,
người ta giết nhau bằng thủ đoạn
hoặc làm khổ nhau vì chuyện ngoại tình.
25 Nơi đâu cũng hỗn loạn :
đổ máu và giết người, cướp giật và lừa đảo,
nhũng lạm, bất tín, bạo loạn, bội thề.
26 Vàng thau lẫn lộn, bội nghĩa vô ân,
tâm hồn nhơ nhuốc, dục tình đồi bại,
rồi hôn nhân hỗn loạn, ngoại tình và phóng đãng. (Kn 14,22-26)
Thánh Vịnh 106
37 Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần.
38 Họ đổ máu vô tội, máu con trai con gái của mình,
dâng tiến thần Ca-na-an làm tế phẩm,
và vì máu này, đất đã ra ô uế.
39 Họ đã thành dơ bẩn vì những hành vi đó,
phản bội tình yêu Chúa bằng những việc họ làm. (Tv 106,37-39)
38 Họ đổ máu vô tội, máu con trai con gái của mình,
dâng tiến thần Ca-na-an làm tế phẩm,
và vì máu này, đất đã ra ô uế.
39 Họ đã thành dơ bẩn vì những hành vi đó,
phản bội tình yêu Chúa bằng những việc họ làm. (Tv 106,37-39)
Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. (St 9,5)
Nợ máu Chúa không tha, nhưng hãy còn nhớ mãi,
tiếng những người nghèo khổ, Chúa chẳng quên bao giờ. (Tv 9,13)
13 Ngươi không được giết người. (Xh 20,13)
17 Ngươi không được giết người. (Đnl 5,17)
Ngươi không được giết người. (Mt 19,18)
Ngươi không được giết người (Rm 13,9)
Ngươi không được giết người. (Gc 2,11)
Điều răn thứ 5/10: Chớ giết người
SÁCH GIÁO LÝ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Phá thai
2270 1703 357
Sự sống con người phải được tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ từ lúc được thụ thai. Ngay từ giây phút bắt đầu hiện hữu, con người phải được kẻ khác nhìn nhận các quyền làm người, trong đó có quyền được sống là quyền bất khả xâm phạm của mọi người vô tội ( x. CDF, instr. "Donum vitac" 1,1 )
"Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi"(Gr 1,5).
"Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu" (Tv 139,15)
2271
Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã xác định phá thai là một tội ác. Giáo huấn ấy bất biến, không hề thay đổi. Trực tiếp phá thai, dù là mục đích hay phương tiện, đều vi phạm nghiêm trọng luật luân lý.
"Không được phá thai cũng như không được giết trẻ sơ sinh" ( Didaché 2,2, x. Barnabé, ep - 19,5, Epitre à Diognetè 5,5; Tertullien, apol. 9 ).
"Thiên Chúa là chủ sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận đó như chính Người đã làm. Do đó, sự sống phải được bảo vệ hết sức cẩn thận ngay từ lúc thụ thai : phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm (x.GS 51,3).
2272 1463
Cộng tác vào chính việc phá thai là một lỗi nặng. Theo giáo luật, Hội Thánh ra vạ tuyệt thông cho kẻ phạm tội này. "Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, thì mắc vạ tuyệt thông tiền kết" (x. CIC, can. 1398), "do chính hành vi phạm tội" ( x. CIC, can, 1314 ) và theo những điều kiện đã được giáo luật dự liệu (x. CIC, can. 1323-1324). Như thế Hội Thánh không có ý giới hạn lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng muốn nhấn mạnh tính cách nghiêm trọng của tội ác đã phạm, sự thiệt hại không sửa chữa được đã gây ra cho trẻ vô tội bị giết chết, cho cha mẹ của em và cho toàn xã hội.
2273 1930
Quyền được sống là quyền bất khả nhượng của mọi người vô tội. Đây là một yếu tố nền tảng của xã hội dân sự và luật pháp:
"Những quyền bất khả nhượng của con người phải được xã hội dân sự và chính quyền nhìn nhận và tôn trọng. Những quyền này không tùy thuộc vào các cá nhân, không tùy thuộc vào các bậc cha mẹ, cũng không phải là một nhân nhượng của xã hội và của Nhà Nước, nhưng thuộc về bản tính con người và gắn liền với con người do chính hành động Thiên Chúa sáng tạo nên con người. Trong những quyền căn bản ấy, phải kể đến quyền được sống và được toàn vẹn thân thể của mọi người từ lúc được thụ thai đến khi chết"(x. CDF, instr. "Donum vitae" 3 ).
"Khi ra một đạo luật tước quyền được luật pháp bảo vệ của một hạng người, thì Nhà Nước đã phủ nhận sự bình đẳng của mọi người trước luật pháp. Khi Nhà Nước không phục vụ quyền của mọi công dân, đặc biệt những kẻ yếu kém nhất, thì chính nền tảng của một Nhà Nước pháp quyền bị đe dọa...Vì phải tôn trọng và bảo vệ trẻ em ngay từ bào thai, luật pháp phải dự liệu những hình phạt tương xứng cho ai cố ý vi phạm các quyền lợi của trẻ em" ( x. CDF, instc. "Donum vitae" 3 ) .
2274
Ngay từ lúc thành thai, phôi thai phải được đối xử như một nhân vị, nên phải được hết sức bảo vệ toàn vẹn, chăm sóc và chữa trị như mọi con người khác.
Về mặt luân lý, khám thai là điều được phép làm, nếu nó tôn trọng sự sống và sự toàn vẹn của phôi thai và của thai nhi, và nếu nó được nhắm tới sự bảo tồn hay chữa trị chính phôi thai hay thai nhi. Việc khám thai nghịch với luật luân lý cách nghiêm trọng, khi có ý khám thai để căn cứ vào kết quả có thể dẫn đến phá thai. Khám thai không thể trở thành phiên tòa tuyên án tử hình (x. CDF, instr "Donum. vitae" 1,2 ).
2275
"Chỉ được phép can thiệp trên phôi thai con người, với điều kiện phải tôn trọng sự sống và sự toàn vẹn của phôi thai, và không gây những rủi ro không cân xứng cho phôi thai, nhưng phải nhằm tới việc chữa trị, cải thiện sức khỏe, hoặc để cứu sống chính phôi thai" ( x. CDF, instr. "Donum vitae" 1,3 ).
"Sản xuất những phôi thai con người với dụng ý khai thác như một vật liệu sinh vật học tiện dụng ( x. CDF, instr. "Donum vitae", 1,5 ) là phản đạo đức".
"Đã có một vài thử nghiệm can thiệp trên bộ nhiễm-sắc-thể hoặc gien di truyền không phải để trị liệu, nhưng muốn tạo ra những con người được tuyển lựa theo phái tính hoặc với những tính chất định sẵn. Những hành vi đó nghịch lại với phẩm giá của nhân vị, sự toàn vẹn và căn tính "duy nhất, không trùng lắp" của con người ( x. DF, instr. "Donum vitae" 1,6 ).
2318
"Chính Thiên Chúa nắm trong tay, hồn của mọi sinh linh cũng như hơi thở của mọi xác phàm" (G 12,10).
2319
Từ lúc mới được thành thai cho đến khi chết, mạng sống con người là điều linh thánh, vì con người đã được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ, theo hình ảnh và giống Thiên Chúa hằng sống và thánh thiện.
2320
Giết người là một tội trọng phạm đến phẩm giá con người và sự thánh thiện của Đấng Sáng Tạo.
2322
Ngay từ lúc mới được thành thai, đứa bé đã có quyền sống. Trực tiếp phá thai, như là mục đích hay phương tiện đều là "một hành vi ô nhục" (x. GS 27, 3 ) vi phạm nghiêm trọng luật luân lý. Hội Thánh ra vạ tuyệt thông cho kẻ phạm tội này.
2323
Ngay từ lúc thành thai, phôi thai phải được đối xử như một con người, nên phải được che chở cho được toàn vẹn, được chăm sóc và chữa trị như mọi con người khác.
1703 363 2258.
Được ban cho một "linh hồn bất tử" ( x. GS 14 ), con người là "thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ" ( x. GS 24,3 ). Ngay từ lúc tượng thai, con người được Thiên Chúa tiền định để hưởng hạnh phúc đời đời.
357 1935 1877.
Vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên có phẩm giá là một nhân vị. Không phải là một sự vật mà là một con người. Con người có khả năng tự biết mình, tự làm chủ chính mình và tự do tự hiến và thông hiệp với những người khác. Do ân sủng, mỗi người được mời để giao ước với Đấng Sáng Tạo, dâng lên Người một lời đáp trả tin yêu mà không ai có thể thay thế được.
1463 982.
Có một số tội nặng đặc biệt, ai phạm sẽ bị vạ tuyệt thông. Đây là hình phạt nặng nhất theo giáo luật, cấm không cho nhận lãnh các bí tích và hành xử một số tác vụ trong Hội Thánh. Theo giáo luật, chỉ có Đức Giáo Hoàng, giám mục địa phận hay vị linh mục được ủy quyền, mới có quyền tha vạ (x. CIC, khoản 1331; 1354-1357; CCEO, khoản 1431; 1434, 1420). Trong trường hợp nguy tử, bất cứ linh mục nào, dù không có năng quyền giải tội, vẫn có thể tha hết các tội (x. CIC, khoản 976; CCEO, khoản 725) và tha mọi vạ tuyệt thông.
1930 1700 1902.
Tôn trọng nhân vị gồm cả việc tôn trọng các quyền phát sinh từ phẩm giá của thụ tạo là con người. Các quyền này không do xã hội ban cho và xã hội phải công nhận chúng. Các quyền ấy là cơ sở để mọi quyền bính có được hợp pháp về mặt luân lý ( x. PT 65 ). Khi chà đạp hay phủ nhận các quyền ấy trong luật pháp hiện hành của mình thì xã hội tự phá hoại tính hợp pháp về mặt luân lý của chính mình. Không có sự tôn trọng nhân vị, quyền bính chỉ có thể dựa trên sức mạnh hay bạo lực, để bắt buộc các thành viên phải tùng phục. Hội thánh có bổn phận nhắc nhở những người thiện chí về những quyền này và phân biệt chúng với những đòi hỏi quá đáng hay sai lầm.
† ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ †
Cái bí quyết của những nhà sáng chế thuốc phá thai cũng như phe chủ trương phá thai là không muốn chúng ta biết rõ tác dụng đích thực của thuốc. Nhiều loại thuốc được quảng bá là thuốc ngừa thai, nhưng thật sự nó là thuốc phá thai.
Tội ác phá thai thường được cổ động và bảo vệ dưới nhiều từ ngữ hoa mỹ mà còn đầy vẻ nhân đạo nữa. Theo hướng đó, những viên thuốc dùng để giết các thai nhi vô tội cũng được đặt cho cái tên với đầy vẻ hiền lành ngây thơ. Như viên thuốc có cái tên khá thơ mộng: Morning after pill - viên thuốc ban mai, đây là loại thuốc có tác dụng phá thai mà bất cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mua được mà không cần toa của bác sĩ, bản chất của nó là phá thai nhưng lại được dán nhãn là thuốc ngừa thai.
Một số biến chứng do phá thai:
1. Biến chứng nguyên phát (trong quá trình thực hiện phá thai):
-Tai biến do gây tê - gây mê
-Xuất huyết
-Thủng tử cung
-Máu tụ
-Rách cổ tử cung
-Sốc do đau
-Rách cổ tử cung
-Sốc do đau
2. Biến chứng thứ phát (sau khi phá thai):
-Phá thai thất bại
-Sót nhau
-Sót nhau
-Nhiễm trùng
-Có thể gây vô sinh sau này
-Đồng miễn dịch
-Có thể gây vô sinh sau này
-Đồng miễn dịch
3. Biến chứng tâm thần và tâm lý
4. Phá thai thường gây đau, có thể gây tử vong và nhiều biến chứng khác
Phá thai là một trong những tội ác lớn nhất thế giới!
Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu thế giới về nạn phá thai, số trẻ bị giết nhiều gấp đôi số trẻ được sinh ra
Bé Trung Thu – Pleiku bị tước mất quyền sống nhằm ngày Trung Thu 2004
Con không có lời ru
đưa con vào cuộc đời
để con được làm người
Con không còn tiếng khóc chào đời
và làm người như bao người…
Bé Trung Thu, một bức ảnh khá nổi tiếng, một thai nhi đã chết nhưng hai tay nhỏ xíu như muốn níu lấy mấy ngón tay một người để xin chút ấm áp của tình thương: “Hãy cho con một nấm mộ, nhỏ thôi!” Đó là bàn tay chuyên lo xây mộ cho các thai nhi bị giết, một Linh Mục ở Pleiku. Cạnh bé Trung Thu còn có bé Nay Noel, bé Vinh Sơn, bé Bactôlômêô…
Ngoài những vết bầm tím do bị kẹp gắp, đầu Bé Trung Thu còn bị hằn sâu đến 4 lỗ, do một cái kềm có 4 mấu nhọn, được dùng để kéo thai nhi ra. Bé Nguyễn Trung Thu đã bị bỏ rơi, gói trong tờ giấy báo, ở thùng rác bên chợ.
Ước gì cha mẹ con được hỷ hoan
và người sinh ra con được mừng rỡ. (Cn 23,25)
và người sinh ra con được mừng rỡ. (Cn 23,25)
Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
này hồn tôi hãy nghỉ ngơi yên hàn. (Tv 62,6)
này hồn tôi hãy nghỉ ngơi yên hàn. (Tv 62,6)
Nhà tưởng niệm - Nghĩa Trang Đồng Nhi Pleiku
† ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ †
Nghĩa trang thai nhi Tín Thác – Thanh Xuân, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Mỗi hàng cách nhau chừng 2-3 gang tay
Trong các thai nhi ở đây, có những bé đã 9 tháng tuổi
Mỗi thai nhi là mỗi câu chuyện buồn, dù không giống nhau, song đều cùng chung số phận, bị cha mẹ chối bỏ khi còn trong lòng mẹ
Mỗi em được đặt tên, gắn số thứ tự riêng và lưu trong hồ sơ. Em nào chưa rõ giới tính thì được đặt cả hai tên, cả trai lẫn gái
Các thai nhi ở nghĩa trang Tín Thác được chia làm 3 nhóm mộ: dưới 4 tháng tuổi, các em từ 5-7 tháng và các em 8-9 tháng
Sau khi được gom nhặt về, các em được rửa sạch sẽ, tùy từng kích thước, các em được đặt ngay ngắn trong quách rồi mang ra nghĩa trang chôn cất
Ngay trước nghĩa trang Thanh Xuân dành cho người lớn là nghĩa trang Tín Thác của các thai nhi
Sơ Nguyễn Thị Hường – Người chăm sóc các thai nhi
Ban đầu chỉ là đi nhặt xác các bé để chôn cất, nhưng sau đó vì số lượng ngày càng nhiều, nên sơ tìm phương hướng giải quyết nhằm hạn chế số hài nhi bị giết. Sơ Hường cùng với một số anh chị em chia ra hành động, một số tình nguyện viên chuyên đi khuyên nhủ các bà mẹ chuẩn bị phá thai giữ lại đứa con của mình. Số người còn lại chuyên đi nhặt xác các hài nhi bị hủy bỏ để đem về chôn cất.
Ngoài nghĩa trang Tín Thác, Sơ Hường còn thành lập mái ấm Tín Thác. Trăn trở trước tình cảnh trẻ bị bỏ rơi, Sơ Hường đã tìm cách cứu giúp. Trước đây, khi Mái ấm chưa được thành lập, 7 em bị bỏ rơi được các Sơ nhận về và gửi tại một số gia đình hàng xóm xung quanh nuôi giúp, các sơ hỗ trợ toàn bộ về mặt vật chất để chăm sóc các em.
Nhận thấy nhu cầu cần thiết phải mở một mái ấm để thuận tiện cho việc chăm sóc các em nên Sơ Hường (hiện là quản lý Mái ấm) đã trình bày mong ước trong việc bảo vệ sự sống với bề trên Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt và Đức Cha giáo phận lúc đó là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và rồi được các Ngài chấp thuận tạo điều kiện cho mở Mái ấm.
Mái ấm được đặt tên là Tín Thác, nghĩa là phó thác mọi sự cho Chúa, và rồi, vào đêm Giáng Sinh 2009, Mái ấm Tín Thác ra đời. Sau vài năm, hiện tại Sơ có 3 cơ sở: một để nuôi các bé, một để nuôi dưỡng các sản phụ, và nơi còn lại là nghĩa trang thai nhi. Mái ấm hiện có 3 sơ và 8 chị chăm lo phục vụ.
Cùng với việc chăm sóc các trẻ em tại Mái ấm Tín Thác, Sơ Hường vẫn cộng tác không ngừng với một số giáo dân trong công việc tìm kiếm và chôn cất các thai nhi bị bỏ rơi. Một số anh chị em tình nguyện khác vẫn đi gặp gỡ khuyên nhủ các người mẹ đừng phá bỏ đứa con của mình, và nếu không có chỗ nương thân trong lúc mang thai thì hãy đến nhà mở Mái ấm Tín Thác sẽ có chỗ ăn ở và học nghề, đến khi sanh sẽ có người lo cho đến bệnh viện, sau đó có thể ở lại nuôi con hoặc trao lại cho các Sơ nuôi dưỡng, nếu sau này nghĩ lại có thể đến xin con về. Để các em được sống trong sự chăm sóc của chính gia đình các em vẫn là niềm mong ước của các sơ, đã có nhiều trường hợp gia đình các bé đã đến xin các bé về, thường thì họ rất vui mừng và biết ơn các Sơ.
Theo như Sơ Hường kể, thì trước kia, Sơ chỉ để các bé trong cái chai nước bằng nhựa rồi chôn các bé theo từng lớp trong cái hố sâu khoảng gần 2 mét. Và rồi, trong 1 đêm, 5 Sơ ở trong và ngoài mái ấm đều cùng chung một giấc chiêm bao, các bé về xin các Sơ đừng chôn các bé như thế, không thở được…
Kể từ đêm đó, Sơ Hường luôn nung nấu ý định sẽ phải làm bằng được một nghĩa trang cho các bé. Sau nhiều khó khăn, tìm kiếm đất, vay mượn tiền, và như được Chúa phù hộ, mọi việc đã hoàn thành tốt đẹp.
Mái ấm rất cần sự giúp đỡ của nhiều người. Vì số lượng ngày càng nhiều, nên mái ấm khá chật vật trong chi phí sinh hoạt hằng ngày. Với số trẻ và sản phụ nơi đây, chi phí mỗi tháng là không dưới 70 triệu đồng. Với gánh nặng như vậy, Sơ Hường cho biết: thì vượt qua được ngày nào hay ngày đó, kết thúc một ngày mừng một ngày, sáng hôm sau lại tìm cách ứng phó tiếp…
Nơi nuôi dưỡng những thai nhi bị bỏ rơi và cứu vớt các người mẹ lầm lỡ, có dự định phá thai
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài
Những thai nhi đã may mắn thoát chết
Không cha không mẹ chẳng người thân
Khi có người đến viếng thăm và bồng bế, các em cứ tưởng là mẹ mình và cứ ôm chặt lấy không thôi. Đến lúc mọi người cũng phải ra về, bé nào cũng khóc
Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời…
Bạn nào muốn giúp đỡ các em, hãy gọi số điện thoại:
Bạn nào muốn giúp đỡ các em, hãy gọi số điện thoại:
063. 373. 9829 – 0974263897
† ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ †
Nghĩa Trang Thiên Thần, Giáo xứ Ngọc Hồ
(xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế)
Xin Mẹ che chở các phôi thai
Chỗ này chỗ kia lại có tượng thiên thần ngồi khóc thương cho các hài nhi không bao giờ được sinh ra
Tôi không biết, em là trai hay gái.
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi.
Có ngày tử, khi ngày sinh chưa đến.
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên…
Nghĩa Trang Thai Nhi Ngọc Hồ là nghĩa trang thai nhi được hình thành đầu tiên tại Việt Nam từ đầu năm 1992, do sự khởi xướng của một số linh mục giáo phận Huế. Với tấm lòng của yêu thương của các ngài và sự cộng tác tích cực của một số anh chị em giáo dân mà nghĩa trang này đã đang và sẽ là nơi yên nghỉ cho các thai nhi vô tội bị tước đoạt sự sống.
Thánh lễ cầu nguyện cho các thai nhi tại Đất Thánh Giáo Xứ Ngọc Hồ, các cha mặc áo màu đỏ
Vào ngày lễ kính Các Thánh Anh Hài, 28-12-2010
Theo như Nhóm Bảo Vệ Sự Sống, hôm nay là ngày bổn mạng của Nhóm
Lễ Các Thánh Anh Hài, cũng là ngày giỗ chung của các thai nhi nơi đây
Dâng Bánh
Dâng Rượu
Rước Lễ
Thánh Lễ đã kết thúc
Một thai nhi còn rất nhỏ
Các anh em Dòng Thánh Tâm Huế làm vệ sinh nghĩa trang thai nhi Ngọc Hồ
Nơi mà người ta gọi là vườn thánh hài nhi
Vườn thánh Ngọc Hồ, cách thành phố Huế khoảng 15km. Sau khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật và dùng điểm tâm sáng, các anh em Đệ Tử Viện lại một lần nữa đi về Ngọc Hồ để làm vệ sinh nghĩa trang thai nhi, mọi người khởi hành rất sớm, dọc theo bờ sông Hương để đến với các em.
Những chiếc xe đạp nối đuôi nhau lên đường, tiếng đạp xe cọc cạch, ngôi nghĩa trang nằm heo hút bên sườn đồi và bên cạnh dòng Hương giang cô quạnh, những sinh linh bé nhỏ chưa có ngày sinh đã có ngày tử.
Công việc chính của anh em là nhổ sạch cỏ, trồng và tỉa các bồn hoa nơi các ngôi mộ tí hon, chặt các bụi cây rậm xung quanh nghĩa trang. Mọi người làm việc rất hăng say, mặc dù trời nắng, mồ hôi nhễ nhãi nhưng trên khuôn mặt anh em vẫn luôn vui tươi rạng rỡ. Đặc biệt là quý cha, quý thầy trong ban giám đốc cũng xắn tay áo lên tham gia với anh em Đệ Tử và tham gia rất nhiệt tình.
Cuối buổi, anh em cùng nhau đứng trước tượng Đức Mẹ tại nghĩa trang để đọc kinh, cầu nguyện cho các linh hồn, đặc biệt là các thai nhi vô tội nơi đây. Không chỉ cầu nguyện cho người đã khuất, mà còn cầu nguyện cho những người đang sống, những ai đã nhẫn tâm vứt bỏ chính đứa con của mình. Và cầu cho sự sống được tôn trọng và được bảo vệ trong xã hội này.
Sau khi dùng cơm trưa, cơm gói mang theo, đoàn Đệ Tử Thánh Tâm từ biệt các em để trở về Dòng tiếp tục chương trình của mình. Tiếng xe lại cọc cạch cọc cạch, mọi người tràn ngập niềm vui vì đã góp chút công sức vào công việc tốt đẹp này.
Sáng Chúa Nhật 32 thường niên năm A ngày 6/11/2011, các bạn sinh viên tập trung tại Dòng Thánh Tâm Huế, để chuẩn bị cho cuộc hành trình thăm viếng nghĩa trang Thai Nhi Ngọc Hồ
Khoảng 250 bạn Sinh Viên đến từ Giáo Phận Vinh và một số Giáo phận khác đã nỗ lực đạp xe, vượt 15 km đường dài để đến với các Thai Nhi Nghĩa Trang Ngọc Hồ
Chào đón Sinh Viên tại Nhà Thờ Giáo Xứ, Cha Giô-gi-ô, Quản Xứ Ngọc Hồ rất vui vì đây là lần đầu tiên Giáo Xứ đón nhiều bạn sinh viên như sáng hôm nay, Cha cầu chúc mọi việc được tốt đẹp
Rời nhà xứ mọi người tiến vào nghĩa trang
Không cha mẹ, không họ hàng thân thích tới thăm
Những ngôi mộ được quét sơn trắng nằm thẳng hàng khắp vùng đồi núi rộng lớn. Tất cả đều không có tên, chỉ ghi ngày tháng năm sinh trên cây Thánh Giá cắm ở đầu mộ
Đúng 10 giờ 30, Thánh Lễ cầu nguyện cho các Hài Nhi do Cha Xứ Ngọc Hồ chủ tế
Qua bài giảng Cha Giogiô Nguyễn Thành Phương nhắn nhủ: chỉ có Thiên Chúa là Chủ Sự Sống, ai rồi cũng phải chết, phải ra đi, nằm xuống như bao hài nhi ở đây. Tất cả mọi tiền tài, danh lợi, vui thú đều qua đi như hoa phù du sớm nở chiều tàn, nhưng Đức Tin dạy cho các bạn biết sống khôn ngoan ở đời này, để chuẩn bị cho cái chết tất sẽ đến, và cho sự sống muôn đời
Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng Amen
Sau giờ lễ, mỗi bạn chọn cho mình một phần cơm để lấy lại sức sau buổi lao động vất vả
Hôm nay, 18/03/2012, hơn 100 bạn Sinh Viên Huế đã cùng nhau vượt 15 cây số đường trường để đến với các thai nhi nhỏ bé Nghĩa Trang Ngọc Hồ
Nơi tiếp nhận nhiều thai nhi nhỏ bé vô tội, từ nhiều nơi trong khắp thành phố Huế và nhiều nơi khác
Quét dọn, nhặt rác, làm sạch các ngôi mộ
Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng…
Sau hơn ba giờ lao động, mọi khó khăn vất vả được dâng cho Chúa và cầu nguyện cho các thai nhi, với giai diệu du dương trầm bỗng của những bản thánh ca về đời sống con người, về tình yêu Thiên Chúa và cuộc sống vĩnh cửu bên Ngài. Cùng với những cảm xúc thiêng liêng cao quý mà trong cuộc đời không mấy khi có thể cảm nhận được, mọi người chia tay trong niềm vui vì những gì mình đã làm, và ước mơ sẽ có ngày được trở lại ngọn đồi Ngọc Hồ để thăm các bé.
Các ngôi mộ được quét sơn trắng thẳng tắp
Bạt ngàn những ngôi mộ vô danh bé xíu giữa đồi hoang vắng
Nghĩa trang mỗi ngày đón tới 13-15 em
Mỗi ngôi mộ là nơi yên nghỉ của trên dưới chục em
Anh Năng đang chôn cất những hài nhi bị loại bỏ
Anh Năng nhặt lá quanh các ngôi mộ
Tuy nhỏ bé, nhưng có những phần mộ là ngôi nhà của 30-40 và cả gần 100 em
Tôi không biết, em là trai hay gái
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày tử, khi ngày sinh chưa đến
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên…
Tôi muốn biết, những điều em muốn biết
Tội lỗi nào đã tạo tác tử sinh
Những lời kinh, rời đôi môi tắt nghẹn
Ngọn nến hồng, chưa kịp sáng lung linh…
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày tử, khi ngày sinh chưa đến
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên…
Tôi muốn biết, những điều em muốn biết
Tội lỗi nào đã tạo tác tử sinh
Những lời kinh, rời đôi môi tắt nghẹn
Ngọn nến hồng, chưa kịp sáng lung linh…
Bên tả ngạn của dòng Hương Giang, thuộc xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Cuộc sống của hơn 450 giáo dân thôn Ngọc Hồ phía trước là sông, phía sau là núi đồi, thật bình dị mộc mạc với công việc đi củi, đốt than, trồng ngô, trồng đậu... không có chợ búa, một con đường làng duy nhất, được bê tông hoá chạy dọc theo bờ sông, cũng đủ cho một chiếc xe gắn máy chạy thong thả. Nếu mà chỉ như thế thôi, thì ở đây chẳng có gì đáng chú ý!
Điều đáng chú ý nơi đây, phía trên đồi ở sau nhà thờ giáo xứ có một nghĩa trang, nghĩa trang này không giống như các nghĩa trang khác, nghĩa trang dành riêng cho những hài nhi không bao giờ được sinh ra.
Nghĩa Trang Thai nhi Ngọc Hồ là nghĩa trang được hình thành đầu tiên tại Việt Nam từ đầu năm 1992, do sự khởi xướng của một số linh mục giáo phận Huế. Với tấm lòng yêu thương của các ngài và sự cộng tác tích cực của một số anh chị em giáo dân, mà nghĩa trang này đã đang và sẽ là nơi yên nghỉ cho các thai nhi vô tội bị tước đoạt sự sống.
Ý thức tinh thần thương người có 14 mối, thương linh hồn 7 mối, thương xác 7 mối, mối thứ 7 của thương xác là: “chôn xác kẻ chết”. Đáp lời kêu gọi bảo vệ sự sống, đã có những anh chị em giáo dân tích cực tìm kiếm xác các thai nhi để đưa lên an táng nghĩa trang này. Tại đây có 2 người chuyên lo việc an táng các thai nhi được thu lượm về, là anh Gioan Baotixita Trương Văn Năng và anh Anrê Tống Viết Hiếu.
Những buổi ban đầu công việc còn nhiều khó khăn, chưa được công khai, có những đêm khuya, không có đò đưa sang sông, anh Hiếu phải mang những cái thi hài bé bỏng bơi sang sông Hương để kip an táng trước lúc trời sáng. Từ năm 1992 cho đến 1999, các nấm mồ đơn sơ chỉ được đắp lên bằng đất mà thôi, nhưng từ năm 2000 đến nay, nhờ sự giúp đỡ của các linh mục, của một số ân nhân, các nấm mồ đã được xây bằng xi-măng.
Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, cái hành động tội lỗi này lại chiếm tỉ lệ rất cao và ngày càng tăng nhanh ở lứa tuổi vị thành niên, những gương mặt non trẻ xuất hiện ở các cơ sở nạo phá thai ngày một nhiều. Anh Năng, người chăm sóc nghĩa trang cho biết: Các Thai nhi ở đây hầu hết là của các bạn học sinh sinh viên, thậm chí có bạn mới 12 tuổi, thỉnh thoảng vẫn có những người mẹ, người cha đến đây để tìm con mình, họ thắp nén nhang, cắm mấy nhánh hoa rồi ra về.
Việc trông nom, an tang cho các thai nhi xấu số ở đây do anh Trương Văn Năng và anh Tống Viết Hiếu thực hiện. Hằng ngày các thai nhi xấu số bị nạo phá ở TP.Huế được các anh gom về để chôn cất. Từ khi nghĩa trang được thành lập với mong muốn là một nơi an nghỉ cho những sinh linh bé bỏng chưa kịp chào đời, anh Năng và cha anh đã tình nguyện phụ trách việc tẩm liệm, chôn cất cho các hài nhi. Sau khi cha qua đời, anh vẫn nguyện tiếp tục công việc này với sự giúp sức của vợ con và những người dân trong thôn. Ngoài anh, nhiều người dân khác cũng âm thầm đi nhặt thai nhi. Cuối ngày, khi nghe họ gọi điện thông báo là anh Hiếu và anh Năng thay phiên nhau về thành phố đưa các em lên.
Các em thường được đưa về trong túi ni-lông, các anh gói ghém lại cẩn thận rồi bỏ vào một hủ sành, có khi là chiếc om đất. Cũng có nhiều người tự nguyện đưa lên tận nhà để anh Năng, anh Hiếu kịp an táng cho các em. Anh Hiếu chia sẻ: “Nhiều khi nhận các em, trời đã tối, nhưng cũng phải chôn các em ngay trong ngày, để qua đêm, các em lạnh lẽo, thương lắm!”
Anh Năng tâm sự: Mọi người ở đây đều đau đáu mong mỏi những nấm mồ được đặt tên người ruột thịt, nhưng đến nay mới chỉ có một vài nấm mồ có đánh dấu “mật hiệu” để nhận biết, còn lại hầu hết các nấm mồ đều không tên tuổi và không có một người thân nào tiễn đưa hay viếng thăm, nhỏ nước mắt dù chỉ một lần!
Ngày ngày, anh Năng “hạ sơn”, lặn lội qua sông Hương, băng rừng hơn 20 cây số về TP.Huế quy tụ các hài nhi từ những thiện nguyện viên lượm lặt rồi đem về cùng anh Hiếu chôn cất. Chiều tối về nhà, “hành trang” của anh thường có xác hài nhi để mang về chôn. Các bào thai anh nhận từ những người tình nguyện đi gom hoặc anh tự đi lượm được ở gốc cây, thùng rác...
Trung bình một ngày có 13 đến 15 em được mang về đây, có ngày lên tới 20 em, số lượng các hài nhi cứ tăng dần theo thời gian. Các em nhỏ thì được đặt trong các om như nấm đất, những em lớn hơn thì đặt trong tiểu. Theo anh Năng thì mỗi ngôi mộ là nơi yên nghỉ của 5-7 linh hồn bé bỏng. Đó là cách để giảm kinh phí và tiết kiệm đất cho những em đến sau, khi số lượng các em đổ về đây tăng lên mỗi ngày. Hơn nữa, chôn các em với nhau cũng là để cho các em ấm áp, vui vẻ và đỡ cô đơn. Khác nhau về tháng tuổi, mẹ cha, nhưng các em có cùng chung số phận là bị chối bỏ.
Anh Năng kể, ngày trước một mộ chỉ chôn một em nhưng sau này do diện tích thu hẹp nên anh phải chôn chung cả chục em với nhau, có khi nhiều hơn nữa. Khi mới thành lập, những nấm mộ chỉ bằng đất sơ sài, nhờ sự giúp đỡ của nhiều tổ chức từ thiện, mộ được xây bằng bê tông và quét vôi trắng xóa. Hàng tháng, mặc dù bận rộn với việc mưu sinh nhưng những người dân Ngọc Hồ vẫn thay phiên nhau đến nghĩa trang làm cỏ, quét dọn vệ sinh và thắp nhang cho hàng vạn sinh linh bé bỏng này.
Mỗi thai nhi đưa về đều được ghi rõ thông tin ngày tháng, địa điểm nhặt xác, nguồn gốc nếu có… vào trong những cuốn sổ. Hằng ngày anh Năng, anh Hiếu thay nhau chăm sóc, quét dọn, nhổ cỏ, quét vôi cho phần mộ của các em. Đi dọc nghĩa trang, từng ngôi mộ đều ghi rõ ngày tháng lập, số thai nhi. Anh Năng cho biết nhờ ghi lại mốc thời gian này mà nhiều người cha, người mẹ khi đến đây có thể tìm ra mộ để thắp hương cho con mình. Thế nhưng cũng có không ít người chẳng biết con mình đã nằm trong nắm mộ nào, bởi có ngày do có quá nhiều thai nhi, anh Năng phải đào đến vài huyệt mộ.
Những ngày rằm, mùng một đến nghĩa trang này, không ít cô gái trẻ đi một mình, hay đôi trai gái dò dẫm từng nấm mồ để xác định con mình nằm đâu mà thắp nhang. Rồi có cô gái không tìm ra được con, đành thắp nhang cho nhiều ngôi mộ và khóc nức nở. Khi bắt gặp ánh mặt lạ, họ lại lầm lũi ra về…
Sinh viên quét sơn cho mộ các bé
† ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ †
Nghĩa trang tại Đồi Cốc, Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
Nơi yên nghỉ của hơn 50.000 hài nhi bị bỏ rơi
Chỉ cách trung tâm thủ đô chưa đầy 20 km, nhưng ít ai biết ở Đồi Cốc, Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội, có một nghĩa trang hiện là nơi yên nghỉ của hơn 50.000 hài nhi không được chào đời. Nghĩa trang Đồi Cốc nằm hoang vắng bên cánh đồng. Chỉ những người biết mới thỉnh thoảng đến thắp cho các em vài nén nhang, ghi vài dòng nhật ký cảm tạ những người đã thầm lặng làm việc này.
Năm 2000, một người dân trong làng đã vô tình phát hiện một hài nhi bị bỏ ở vệ đường, từ đó tới nay, người dân trong làng hễ thấy hài nhi xấu số là nhặt về chôn cất. Nghĩa trang Đồi Cốc vốn chỉ là nghĩa trang làng với diện tích nhỏ, nhưng từ năm 2007, một số người dân trong thôn đã góp đất mở rộng để chôn cất những hài nhi bất hạnh.
Con số hài nhi bị bỏ rơi được người làng đưa về đây an táng luôn gia tăng sau mỗi năm, thậm chí năm 2011 gấp đôi năm 2010. Người dân trong thôn chứng kiến cảnh xác hài nhi bị vứt ở vệ đường, thùng rác, hay bệnh viện, cơ sở y tế nên đã nhặt đem về nghĩa trang chôn cất. Vì vậy, người dân luôn phải mua dự trữ những chiếc tiểu, cái niêu để dùng dần. Kinh phí để mua hoàn toàn do người dân trong làng tự bỏ ra.
“Tháng trước tiểu đắp đống ở đây nhưng giờ cũng vơi nhiều rồi đấy”
Mờ sáng mỗi ngày, một số người dân trong thôn đi đến các điểm quen thuộc (như trạm xá hoặc ở các bãi rác) rồi nhặt xác thai nhi về. Các bé được tập kết ở nhà chờ, đến cuối ngày sẽ được mai táng. Mọi việc được tiến hành cách thầm lặng, người dân tự bỏ tiền bạc, công sức, đất đai, xây mộ cho các bé.
Thông thường, người dân Đồi Cốc dùng tiểu chôn các em lớn, niêu để chôn các em nhỏ. Ông Thạo, một trong những người thường chôn cất các thai nhi xót xa nói: “Đau lòng vô cùng khi chứng kiến những thai nhi hình hài dập nát. Chúng tôi tự tay chôn cất các em, mang cho các em có một chốn yên nghỉ”.
Các em sẽ được bọc vào mảnh vải trắng này
Những ngôi mộ dang dở, khi đủ sẽ được xây hoàn chỉnh
Những huyệt mộ này được đào sâu, thường chứa khoảng 50 tiểu sành. Trong mỗi tiểu lại có vài thai nhi. Các tiểu xếp chồng lên nhau đến 5, 6 lượt để tiết kiệm diện tích. Theo ông Thạo, tổng số thai nhi được chôn ở đây đã lên tới 50.000
Những ngôi mộ đã được xây hoàn chỉnh, trong mỗi ngôi mộ chôn khoảng 600 sinh linh bé nhỏ, và gần chục ngôi mộ dang dở khác
Nhiều ngôi mộ đang đắp dở dang
Khi đủ hài nhi, sẽ được xây hoàn chỉnh
Khu mộ này có khoảng một chục bé bị chết non, và thường được cha mẹ đặt tên trước khi đem chôn, như Anna Tiểu Duyên, Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Hoàng Hà, Đào Thị Đỏ... Hàng vạn sinh linh còn lại khuyết danh, thường là thai nhi bị nạo phá.
Mỗi ngày nghĩa trang này tiếp nhận thêm ít nhất 20 hài nhi, có ngày lên đến 50 em. Trên địa bàn và thị trấn Phúc Yên (Vĩnh Phúc) có nhiều khu công nghiệp. Rất có thể một số nữ công nhân trót lầm lỡ rồi phải nạo phá thai.
Thỉnh thoảng có đôi bạn trẻ đến thăm nghĩa trang thắp nhang rồi lặng lẽ ra về
Phía dưới nhà thờ lớn này có đến vài vạn niêu xếp chồng lên nhau cả chục lượt
† ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ †
Nghĩa trang thai nhi trên núi Hòn Thơm, Nha Trang
Lại một thai nhi bị bỏ rơi
Và thêm một thai nhi khác
Cầu nguyện cho thai nhi
Thai nhi Tống Phước Trung được mang tên thánh là An-rê
Hãy cho em một nấm mộ, dù chỉ nấm mộ nhỏ thôi
Cầu nguyện, tiễn đưa các em về với Chúa
Nơi an nghỉ của các thai nhi
Nghĩa trang Nhi đồng trên núi Hòn Thơm.
Mỗi cành hoa là nơi an nghỉ của 1 thai nhi bị mẹ bỏ rơi
Nghĩa trang Nhi đồng, ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06/2005
Bà con láng giềng đến thăm các cháu
Mỗi bông hoa là mỗi câu chuyện buồn, mà kể sao cho hết
JHS = Jesus Hominum Salvator = Giêsu, Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại
Hàng năm cứ đến ngày 13/07 là ngày giỗ chung của các cháu vì 2 thai nhi đầu tiên được chôn trên mãnh đất này là ngày 13/07/2004
Nơi rất ít người qua lại bởi sự khô hạn, thưa thớt dân cư. Nghĩa trang thai nhi Hòn Thơm nằm cô quạnh giữa lưng chừng núi, quay mặt về phía thành phố Nha Trang, cách trung tâm thành phố Nha Trang chỉ một con sông.
Tất cả các bé dù đã thành hình hay chưa đủ hình hài đều được nhóm thiện nguyện đưa về từ các nhà hộ sinh, bệnh viện, kể cả ở các bãi rác đường phố, hoặc trên bãi biển, ngoài vỉa hè đường, hay trong bọc ni-lông treo trên bờ rào, có những bé bị kiến bu đen bu đỏ và cả những bé bị chó mèo gặm dang dở, cắn xé rách nát …
Anh Phúc, một người rất nhiệt tâm trong việc tìm kiếm và cứu vớt các thai nhi. Lúc đầu anh Phúc gặp nhiều khó khăn vì nhiều người tưởng ông có mưu đồ bất chính, có người còn gọi anh là Phúc khùng. Thanh tra phường, xã liên tục mời anh lên để hỏi về công việc cưu mang, nuôi dưỡng những đứa bé bị vứt bỏ. Anh phải làm giấy tờ trình bày, rồi chạy tới chạy lui hàng chục lần để tìm sự cảm thông, chấp thuận.
Khi chuyện đất đai vừa tạm ổn thì lại gặp lấn cấn với các nhà hộ sinh, bệnh viện. Họ nghi ngờ một người cứ ngày ngày đi xin xác thai nhi. Từ tận trái tim mình, anh chân tình bày tỏ hết nguyện vọng, công việc, phương cách chôn cất bảo đảm vệ sinh môi trường. Một số nơi đồng ý, nhưng có nơi vẫn bắt anh phải làm lý lịch có xác nhận “không tiền án, tiền sự”, kể cả giấy khám sức khỏe “thần kinh bình thường”. Anh Phúc kể: “Thật lòng, lúc đầu đụng chuyện tôi cũng buồn lắm, bi quan nghĩ rằng sẽ chẳng đi tới đâu. Nhưng sau đó tôi lại rất thanh thản khi ngày càng có nhiều người hiểu và sẻ chia với mình!”
Trong một lần tâm sự, Anh Phúc gạt nước trên đôi mắt sũng ướt: mọi người ở đây đều đau đáu mong mỏi những nấm mồ được đặt tên người ruột thịt, nhưng đến nay mới chỉ có hai nấm mồ có đánh dấu. Hai nữ sinh viên quê tận miền Bắc, đang học ở thành phố Nha Trang, không dám cho con ra đời đã đến bệnh viện giải quyết, rồi quấn bọc ni-lông ôm thai nhi đã lớn của mình đến gửi nghĩa trang này. Hai cô gái khóc ngất khi rải nắm đất cho con, nhưng vẫn không đủ dũng cảm lấy tên mình hay tên người cha giấu mặt nào đó đặt cho con trên bia mộ. Những người thiện nguyện chứng kiến chuyện này rất buồn, nhưng rồi tự an ủi dù sao bé thơ nằm đó cũng không quá lạnh lẽo. Hầu hết nấm mồ đều không tên tuổi và không có một người thân nào tiễn đưa hay viếng thăm, nhỏ nước mắt dù chỉ một lần!
Vừa rồi, chỉ có một bà mẹ sinh viên và bạn trai (có lẽ chính là cha của cháu bé) là người thân đầu tiên ghé lại cắm nén nhang trong ngày giỗ con. Cả nhóm thiện nguyện đã gạt nước mắt vì mừng tủi lẫn lộn! Tuy các bé thơ yên nghỉ ở đây đều giống nhau ở nấm mồ gạch đơn sơ, nhưng nhóm thiện nguyện vẫn cẩn thận dánh số ký tự và ghi nhật ký chi tiết ngày giờ, đặc điểm, nơi tìm được bé. Bởi họ vẫn hy vọng một ngày nào đó cha mẹ các bé sẽ quay lại tìm con mình. Mỗi cái tên đặt ra đều ghi nhớ cho các hài nhi về quê hương của mẹ đẻ: Tống Phước Xuân Tâm, Tống Phước Đắc Lắc, Tống Phước Ninh Hòa, Tống Phước Cam Ranh... Anh Phúc bảo: “Việc đặt tên cho các em như thế giúp cho những người cha, người mẹ lầm lỡ sau này có thể tìm lại được hài nhi, đứa con mà mình vứt bỏ”.
Theo thời gian, công việc lặng lẽ này ngày càng được nhiều người biết đến. Có phòng hộ sinh chuẩn bị sẵn cả bao cho cuối ngày họ đến nhận. Có những bà mẹ lặng lẽ bọc xác bé trong chiếc khăn tìm tới. Thậm chí cả những người mới chỉ quyết định không cho con mình ra đời cũng “xin một chỗ” trước khi vào phòng Kế Hoạch Hóa Gia Đình, mặc dù họ dứt khoát không để lại danh tánh cho thai nhi xấu số có một mộ bia đàng hoàng...
Tỷ lệ này ngày càng gia tăng nhanh ở lứa tuổi vị thành niên. Sau một thời gian cùng nhóm thiện nguyện thực hiện việc chôn cất những sinh linh bị bỏ rơi, anh Tống Phước Phúc trăn trở “Nếu mình chỉ làm như thế này mãi thì không làm được gì cứu vớt sự sống cho các bé nữa”. Vì vậy, không chỉ cưu mang những sinh linh bé nhỏ bị vứt bỏ, mái ấm của anh Phúc còn giang rộng vòng tay giúp đỡ cả những bà mẹ trẻ lỡ lầm để những mầm sống mong manh có cơ hội sinh tồn. Từ những người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ, cô học sinh nhỏ người non dạ, đến cô công nhân, tiếp viên bán cà phê, và cả người bán vé số, kiếm sống ngoài bãi rác… tất cả những ai mang ý định hủy hoại đi cái bào thai đang gượng sống đều được anh ân cần khuyên nhủ, mang về cưu mang dưới mái ấm của mình.
Anh Phúc thường đến những bệnh viện, nhà hộ sinh để khuyên nhủ, có lần anh đã bỏ dở việc, đội mưa tầm tã đến tìm cô gái đang sắp phá thai. Ngồi trước người mẹ đang suy sụp tinh thần, anh nhẹ nhàng khuyên: “Em đừng hủy thai, tội nghiệp lắm! Anh biết không người mẹ nào lại không đau khổ khi bỏ rơi con mình cả. Nếu em khó khăn, anh sẽ giúp em nuôi bé cho đến khi nào em đủ điều kiện nhận lại”.
Bằng tấm lòng của mình, anh thợ xây Phúc đã đưa về nhà hàng trăm bé. Một căn nhà không đủ chỗ ở cho các em, anh còn liên hệ với một nhà thờ dưới Cam Ranh để chăm sóc cho 50 bé nữa. Cũng đã có trên 50 em nhỏ đã được mẹ quay lại đón về. Anh nói nhìn mẹ con đoàn tụ, vui sướng thế nào ấy, khó diễn tả lắm.
Mỗi số phận trong ngôi nhà 56/3 trong hẻm nhỏ đường Phương Sài đều có một câu chuyện đau buồn của riêng mình. Những bé thơ được anh đưa về nhà nuôi dưỡng đều lấy họ anh. Con trai thì tên là Vinh, con gái tên là Tâm. Chỉ khác nhau tên lót. Anh nói tên lót là tên quê của mẹ các bé. Anh đặt như thế để khi mẹ các bé quay lại tìm cho đúng con mình và cũng để tên các bé gắn với quê hương mẹ. Anh Tống Phước Phúc
Bông hoa do anh Phúc làm
Một thai nhi còn tất nhỏ
Anh Phúc thút thít, đứng chết lặng nhìn lần nữa bé thơ bất hạnh trước khi chôn cất
Dường như cảm nhận được sự sống quí báu của mình, các bé đều rất ngoan ngoãn nghe lời
Nhìn những khuôn mặt bé thơ hồn nhiên xinh xắn, ít ai nghĩ các bé đã từng phải nằm giữa ranh giới sự sống và cái chết
† ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ † ♥ †
Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu thế giới về nạn phá thai, số trẻ bị giết nhiều gấp đôi số trẻ được sinh ra
Ngày 28.12.2011, Lễ Các Thánh Anh Hài, thắp nến và cầu nguyện cho các thai nhi
Thai nhi 5 tháng
Dịch vụ nạo phá thai nở rộ ở Hà Nội
Quảng cáo “HÚT THAI” ngay giữa phố xá đông đúc, y như quảng cáo bia, nước ngọt
Nạn phá thai công khai đến lộ liễu, các bảng quảng cáo phá thai vẫn nhan nhản xuất hiện
Người làm nhiệm vụ trông xe kiêm luôn cả mời gọi, chặn đầu xe, bẻ tay lái, đẩy xe lên hè đường. Trong những căn phòng lụp xụp được thuê mướn tạm bợ, chiếc máy siêu âm hoen rỉ ọp ẹp, drap trải giường xỉn màu nhàu nát, đống đồ nghề vứt lỏng chỏng bê tha…
Nghề chính của những phòng khám sản phụ khoa ở đây là nạo hút thai. Dù có chi chít phòng khám sản phụ khoa mọc lên, phải cạnh tranh dữ dội nhưng lượng khách đến các phố phá thai này vẫn nườm nượp hàng ngày. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều phòng khám mở cửa và làm việc từ 4-5 giờ sáng cho tới tận 10 giờ đêm, ngày ít khoảng 10 ca, những ngày đông khách 1 phòng khám có khi lên đến gần 30 ca phá thai.
Những biển quảng cáo phá thai chui chi chít mọc lên khá táo bạo giữa thanh thiên bạch nhật. Để thu hút khách hàng và để khách hàng dễ nhận biết phòng khám nhanh nhất, hầu hết các phòng khám này đều có những tấm biển quảng cáo với phông chữ to đùng và nội dung rất cụ thể. Những phòng khám ở đây có thể giải quyết tận gốc mọi trường hợp, bất kể thai là mấy tháng, chưa là gì, nhẹ như không, “an toàn” tuyệt đối…
Phố phá thai Giải Phóng giữa thủ đô Hà Nội
với khoảng 50 cửa tiệm như thế này
Nghề chính ở đây là phá thai
Hàng loạt những phòng nạo phá thai trên đường Giải Phóng - Hà Nội
Tay xe ôm đứng trước một sở y tế là “cò” của các cơ sở phá thai chui, và cũng là nơi xử lý những tình huống mà thai đã quá ngày
Quảng cáo giết người hàng loạt
Phá thai là giết chính con thơ của mình. Các thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già chỉ khác nhau về thời gian phát triển. Các thai nhi hoàn toàn có sự sống riêng như mọi người, chỉ cần cung cấp chất dinh dưỡng và với ít thời gian phát triển nữa thôi, là các thai nhi có thể chạy nhảy vui chơi học tập lao động…
Thai nhi là con người nhỏ bé cô thân, cô thế nhất và không có khả năng tự vệ. Người thân cận gần gũi nhất là cha mẹ. Mẹ cha lại không thương yêu bảo vệ nhưng để tẩy trừ, làm hại và giết chết.
Muốn giết chết một thai nhi, người ta phải dùng bạo hình. Những cách giết thai nhi còn ghê rợn hơn những hình thức mà con người đã dùng để tra tấn kẻ thù. Họ dùng kẹp bóp cho nát sọ, dùng máy hút làm tan nát tấm thân bé bỏng, cắt chân tay khi trẻ thơ còn đang sống và cắt vặn cổ cho chết. Hoặc có khi bơm nước muối mặn làm cháy da non và phỏng người rồi ngộp chết. Các trẻ thơ đau đớn, gào thét, giẫy dụa và chết lịm mà không hề được nương tay.
Có nhiều cách giết thai nhi mà người ta xử dụng hằng ngày. Khi thai nhi còn rất nhỏ đang sống yên hàn trong lòng mẹ, thì người ta dùng thuốc phá thai hoặc các nước hóa chất để trục xuất thai nhi khỏi lòng mẹ. Khi thai nhi đã phát triển, người ta đã dùng những dụng cụ kinh hồn để tiêu diệt. Đầy đủ các thứ vũ khí giết người như búa, kìm, kéo, dao, xiên, dùi, móc và kẹp. Cung lòng người mẹ trở thành pháp trường để hành hình các trẻ thơ vô tội. Thật tội nghiệp cho các thai nhi bé bỏng. Việc giết hại các thai nhi lại được xem là hợp pháp và được tuyên truyền khuyến khích khắp nơi. Thường thì các thai nhi bị cắt nát, máu me lầy nhầy, có trường hợp người ta còn mang về cả xô mỗi ngày để nuôi lợn cho chóng lớn.
Một số các phương tiện để giết hại thai nhi:
1. Máy hút: xé nát bào thai khỏi tử cung và hút ra.
2. Nông và nạo
3. Nông và kéo
4. Bơm nước muối
5. Bơm chất prostaglandia
6. Cắt dạ con
Nông và kéo: Người ta dùng một cái kẹp có răng, thường bào thai trên 18 tuần, vì xương đã cứng, người ta phải vặn và cắt. Đầu phải bị đập nát bằng cách đục một lỗ hổng ở sọ và dùng máy hút để hút não bộ ra ngoài cho sọ nảo xẹp lép mới kéo thân xác nát tan của thai nhi ra khỏi cung lòng mẹ được.
Cắt dạ con: Người ta cắt một đường trên bụng của người mẹ để lôi thai nhi ra. Thường thai nhi sinh ra còn sống, người ta phải giết thai nhi bằng cách vặn cổ, bóp mũi, miệng, hoặc nhận chìm trong nước.