1474: Một người thổ cư tên là Quauhtlatoatzin được sinh ra tại Cuautitlan.
1476: Juan de Zumarraga được sinh ra tại Tây Ban Nha.
1492: Christopher Columbus đặt chân lên một hòn đảo ở Châu Mỹ và đặt tên cho hòn đảo này là San Salvador.
1514: Ðền Thánh Ðức Mẹ đầu tiên tại Tân Thế Giới được xây cất tại thành phố Higuey, lúc đầu chỉ được xây cất sơ sài bằng đất.
1519: Hernan Cortez đặt chân lên Mexicô.
1521: Thành phố thủ đô của Aztecs bị thất thủ bởi phe Cortez.
1524: 12 nhà truyền giáo Dòng Phanxicô tới Thành Phố Mexicô.
1525: Người dân thổ cư tên là Quauhtlatoatzin được rửa tội bởi một cha Dòng Phanxicô và được đặt Tên Thánh là Juan Diego.
1528: Tu Sĩ Juan de Zumarraga tới Tân Thế Giới.
1529: Maria, vợ của Juan Diego, bị bệnh và qua đời.
1531: Năm Ðức Mẹ hiện ra với Juan Diego.
1533: Ðền Thánh đầu tiên được dựng lên.
1541 Những linh mục Dòng Phanxicô và lịch sử thuở ban đầu của Tân Tây Ban Nha “Motolinia” ghi lại rằng có 9 triệu người Aztecs trở lại Ðạo Công Giáo.
1548: Juan Diego qua đời.
1555: Trong buổi họp Hội Ðồng, vị Tổng giám mục thứ hai của Mexicô, Ðức cha Alonso de Montufar, hoàn thành hồ sơ gián tiếp công nhận sự lạ Ðức Mẹ hiện ra.
1556: Ðức tổng giám mục Montufar bắt đầu xây dựng Thánh Ðường thứ hai.
1560: Một người dân thổ cư tên là Antonio Valeriano ghi lại một tài liệu được đặt tên là Tài Liệu Valeriano Relation. Tài liệu này cũng được gọi là Tài Liệu Nican Mopohua. (Khoảng giữa 1540 và 1580).
1564: Một Bức Tượng Ảnh được chính thức trưng bày lần đầu tiên tại quần đảo Philippine.
1567: Ngôi tân Thánh Ðường được xây dựng theo lệnh của Ðức tổng giám mục Motufar đã hoàn thành.
1570: Ðức tổng giám mục Montufar gửi tới Vua Philip II của Tây Ban Nha một bức sơn dầu tượng ảnh Ðức Mẹ Guadalupe.
1571: Admiral Doria mang một bức tượng ảnh ra nước ngoài trên một chiếc tàu trong suốt trận chiến Lepanto và tạ ơn Ðức Mẹ Ðồng Trinh Guadalupe đã giúp cho chiến thắng quân Ottoman.
1573: Tài liệu “Primitive Relation” được viết bởi sử gia Juan de Tovar, ông ta viết lại câu chuyện dựa theo những nguồn tài liệu đã có trước đây, có lẽ là từ bản dịch của Ðức cha Juan de Tovar, Giám mục Zumarraga. (Ðược tìm thấy trong thư viện quốc gia Mexicô)
1647: Bức tượng ảnh lần đầu tiên được đặt trong khung kính.
1648: Linh mục Miguel Sanchez xuất bản tại Mexicô tác phẩm “Bức tượng ảnh Trinh Nữ Maria, Ðức Mẹ Guadalupe, Mẹ Thiên Chúa” bằng tiếng Tây ban nha.
1649: Luis Lasso de la Vega xuất bản tác phẩm “Huey Tlanahuicoltica”, kể lại câu chuyện bằng tiếng Nahuatl. Dựa theo nguồn tài liệu bằng tiếng Nahuatl đã có trước đây.
1666: Từ ngày 18 tháng Hai tới ngày 23 tháng Ba, Giáo Hội bắt đầu tìm hiểu và cho điều tra những tương quan để cho phép thi hành theo các truyền thống.
1695: Lễ đặt viên đá đầu tiên của Ðền Thánh mới. Ðền Thánh được long trọng dâng hiến vào năm 1709.
1723: Một thủ tục điều tra khác được thực hiện bởi lệnh của Ðức tổng giám mục Lanziego y Eguilaz.
1737: Ðức Mẹ Guadalupe được chọn làm Quan Thầy của thành phố Mexicô.
1746: Ðức Mẹ Guadalupe được chấp thuận là Quan Thầy của tất cả những thuộc địa của Tây Ban Nha, và sau đó kể luôn cả một vùng rộng lớn từ Bắc California tới El Salvador.
1746: Hiệp sĩ Boturini Benaducci chính thức cất nhấc bức tượng ảnh lên ngai tòa cách trọng thể.
1754: Ðức Thánh Cha Benedict XIV chấp thuận Thánh Quan Thầy của Tân Tây Ban Nha và cho phép cử hành lễ kính vào ngày 12 Tháng 12.
1756: Nhà họa sĩ trứ danh Miguel Cabrera xuất bản tác phẩm nghiên cứu của ông trong cuốn sách “American Marvel”.
1757: Ðức Trinh Nữ Guadalupe được công bố là quan thầy của các công dân Ciudad Ponce ở Puerto Rico.
1767: Tu sĩ Dòng Tên bị trục xuất khỏi thuộc địa của Tây Ban Nha, và Bức tượng ảnh được mang đi khắp thế giới.
1789: Bác sĩ Bartolache đã cho sao chép lại bức hình trên vào những áo choàng cùng một loại vải, dùng những màu sắc pha chế bằng khoáng chất, loài vật và thảo mộc. Tất cả các bản sao được thực hiện bởi những họa sĩ tài danh khác nhau, nhưng không thể sánh với tấm áo nguyên thủy, những màu sắc trên chiếc áo nguyên thủy luôn bền vững in hình Ðức Mẹ Guadalupe và không phai lạt hư hỏng qua nhiều thế kỷ.
1895: Với sự cho phép của Tòa Thánh và với sự hiện diện của hầu hết các giám mục của Mỹ Châu, Bức tượng ảnh được dâng kính trọng thể tại lễ đài.
1910: Ðức Thánh Cha Pius X công bố Ðức Trinh Nữ Guadalupe là Quan Thầy của châu Mỹ Latinh.
1911: Một Thánh Ðường được xây dựng tại ngôi nhà nơi cư ngụ của Juan Bernadino.
1921: Một quả bom được đặt bên dưới Bức Tượng Ảnh nổ tung làm hư hại khá nhiều, nhưng không hề gì đối với Bức Ảnh.
1924: Một tài liệu rất quan trọng vào thế kỷ 16 ghi lại những phép lạ được tìm thấy ở Peru bởi nhà khảo cổ M. Saville. Ðó là một cuốn lịch tranh ảnh được đặt tên là Codex Saville vẽ lại Bức Tượng Ảnh Ðức Mẹ vào khoảng năm 1531.
1928: Một Lễ Ðài Bức Tượng Ảnh được xây dựng tại Santa Fe, Argentina.
1929: Một tài liệu chú dẫn về hình ảnh chiếc đầu của một người đàn ông phản chiếu trong mắt phải của Ðức Trinh Nữ, bởi nhà nhiếp ảnh Alfonso Marcue.
1935: Ðức Thánh Cha Pious XI đặt Ðức Trinh Nữ Guadalupe làm Quan Thầy của Philippines.
1936: Giáo sư Friz Hahn ở Mexico, lấy hai sợi chỉ từ tấm áo gởi cho tiến sĩ Richard Kuhn (người được giải thưởng Nobel về hóa học năm 1938), sau khi nghiên cứu cùng với các giáo sư của phân khoa đã đi đến kết luận là màu sắc của các sợi chỉ không nằm trong danh sách những màu sắc mà họ đã nghiên cứu và hiểu biết.
1945: Ðức Thánh Cha Pious XII tuyên bố rằng Ðức Trinh Nữ Guadalupe là “Nữ Hoàng của Mixicô và của toàn lãnh thổ Mỹ Châu” và bảo rằng Tượng Ảnh Ðức Mẹ đã được vẽ lại “qua ngòi bút linh ứng chứ không phải bởi thế giới này”.
1946: Ðức Thánh Cha Pius XII tuyên bố Ðức Bà Guadalupe là quan thầy của Mỹ Châu.
1951: Họa sĩ Carlos Salinas de Chavez quan sát bằng kính lúp một bức hình được chụp lại. Bất chợt ông tìm thấy trong mắt phải Ðức Trinh Nữ có hình bán thân của một người đàn ông râu quai nón.
1956: Bác sĩ Rafael Lavoignet Torija, một nhà giải phẫu, ông đã quan sát nghiên cứu bức hình trong hai năm liền từ tháng bảy 1956 đến tháng năm 1958. Ông đã viết một bản tường trình chính thức là đã tìm thấy trong mắt của bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, hình ảnh của một người đàn ông có râu đứng cách xa khoảng 40 centimet đúng theo như định luật quang học hiện đại. Con mắt đã thâu hình ảnh với những nét cong phản chiếu trong con ngươi như trong mắt của một người thường đang sống.
1956: Tiến Sĩ Torroela-Bueno, một bác sĩ về nhãn khoa, xét nghiệm con mắt của Ðức Trinh Nữ trong bức ảnh. Tiến sĩ Javier Torroella Bueno nghiên cứu kỹ lưỡng và cũng đi đến kết luận là chiếc áo choàng của Thánh Juan Diego đã chớp lại hình của Ðức Mẹ theo như định luật quang học và chớp ảnh. Chiếc áo đã như tấm phim chớp lại hình ảnh Ðức Mẹ khi thánh Juan Diego đứng trước mặt Ðức Mẹ.
1956: Tiến sĩ Rafael Torrija Lavoignet kiểm tra với kính soi đáy mắt rất chi tiết, ông quan sát thấy hình ảnh một số con người xuất hiện trong giác mạc của cả hai mắt với vị trí và sự biến dạng như mắt người bình thường.
1958: Tiến Sĩ Rafael Torija-Lavoignet cho xuất bản tác phẩm nghiên cứu của ông, cuốn Purkinje-Sanson, được trình bày để nói về những sự lạ nơi Bức Tượng Ảnh Ðức Bà Guadalupe, những đặc điểm nơi đôi mắt và con số những người xuất hiện trong các giác mạc của cả hai mắt.
1961: Ðức Thánh Cha Gioan XXIII cầu nguyện cùng Ðức Bà Guadalupe là Quan Thầy của Mỹ Châu. Ngài diễn tả Ðức Bà Guadalupe là người Mẹ và là người Thầy Ðức Tin của tất cả người dân Châu Mỹ.
1962: Tiến Sĩ Charles Wahig, O.D. tuyên bố sự khám phá của ông về hình ảnh phản chiếu trong mắt của Ðức Trinh Nữ khi nghiên cứu bức Tượng Ảnh với độ phóng lớn lên gấp 25 lần.
1966: Ðức Thánh Cha Phaolô VI gửi tới Ðền Thánh Ðức Bà Guadalupe một Bông Hoa Hồng bằng vàng.
1975: Người ta cho gỡ khung kiếng ra để Tiến Sĩ Enrique Grave, một bác sĩ nhãn khoa khác, có thể nghiên cứu kỹ hơn về bức Tượng Ảnh.
1975: Bản tường trình của bác sĩ Eduardo Turati thêm vào những nhận xét là ở những nơi vải bị mòn và rách vì đã dùng lâu ngày, người ta cũng tìm thấy màu sắc đã được in vào rất rõ ràng dù đã sờn rách. Màu sắc đó không phải được vẽ lên mà được in chụp vào.
1979: Tiến sĩ Philip Serna Callahan và Jody Brant Smith chụp ra khoảng 60 bức hình của bức Tượng Ảnh bằng tia hồng ngoại tuyến để nghiên cứu. Sau đó kết luận rằng bức ảnh nguyên thủy là một bức ảnh tuyệt vời không thể giải thích nổi là tác phẩm của con người. Màu sắc áo choàng không được biết đến trên trái đất, không có nét cọ, không có dấu vết của sơn và vải không được điều trị bằng bất kỳ kỹ thuật nào, sự hình thành của những hình ảnh thật bí ẩn. Ở cách khoảng 10 cm, người ta chỉ thấy vật liệu dệt bằng các sợi vải thô maguey, còn màu sắc thì biến mất. Với việc thực hiện một chùm tia laser đi qua ngang qua miếng vải, họ phát hiện màu sắc miếng vải nổi ở khoảng cách 3/10 milimet mà không chạm vào tấm vải.
1979: Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi Ðức Bà Guadalupe là “Ngôi Sao dẫn đường Truyền Giáo”, ngài quỳ trước tượng Mẹ, cầu xin Mẹ giúp đỡ và gọi Ðức Bà là Mẹ của Mỹ Châu.
1979: Tiến Sĩ Jose Aste-Tonsmann tuyên bố đã tìm thấy có ít nhất bốn hình ảnh của con người hiện ra trong cả hai mắt Ðức Trinh Nữ. Tiến sĩ Tosmann dùng kỹ thuật phân tích sophisticate và nghệ thuật nhiếp ảnh digital để lấy ảnh cả hai mắt.
1988: Ngày 12 tháng 12 là ngày lễ kính Ðức Mẹ Guadalupe theo lịch phụng vụ theo quy định cho tất cả các địa phận ở Hoa Kỳ.
1990: Tại Vatican, Juan Diego được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô công bố là vị Chân Phước.
1990: Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô tới Ðền Thánh Guadalupe ở thành phố Mexicô để cử hành Thánh Lễ tôn phong Chân Phước cho Juan Diego.
1992: Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II thánh hiến nhà nguyện dâng kính Ðức Mẹ Guadalupe bên trong Ðền Thánh Phêrô.
1999: Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong chuyến viếng thăm Ðền Thánh lần thứ 3, công bố ngày 12 tháng 12 là ngày Lễ kính Ðức Mẹ Guadalupe theo lịch phụng vụ cho cả toàn châu Mỹ.
2002: Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong chuyến thăm Ðền Thánh Guadalupe lần thứ năm, đã cử hành Thánh Lễ Phong Thánh cho Juan Diego.
Tổng Lãnh Thiên Thần Micae
Thánh Micae
Các thiên thần
Đức Mẹ và các thiên thần
Hội họa thế kỷ mười tám
Đức Mẹ, Khải Huyền
Một loại cây thuộc họ xương rồng
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II
trong chuyến viếng thăm Ðền Thánh lần thứ 3, vào năm 1999
Tác giả: Nhiều tác giả